Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu nhân nhượng trong “Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch”

Các tác giả

  • Đào Thanh Lan Trường Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/116

Từ khóa:

Câu nhân nhượng, lập luận, quan hệ nghịch nhân quả, những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch.

Tóm tắt

Câu nhân nhượng là kiểu câu ghép chính phụ biểu thị lập luận theo quan hệ nghịch nhân quả để phản ánh những trường hợp ngược lẽ thường nên nó gây sự chú ý cho người tiếp nhận cao hơn quan hệ lô gích thông thường. Vì thế câu nhân nhượng có mức độ tác động đến nhận thức của người tiếp nhận mạnh hơn kiểu câu nhân quả, điều kiện và rất thích hợp cho việc miêu tả những sự việc do hành động, tình cảm, ý chí của con người tác động đến. Do đó, nó có tác dụng lớn trong việc diễn đạt lập luận đề cao ý chí, tình cảm tích cực, chủ động của con người nhằm mục đích tuyên truyền, thuyết phục người tiếp nhận. Trong văn bản “Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch”, tác giả sử dụng nhiều câu biểu thị mối quan hệ nghịch nhân quả phiếm thời. Bên cạnh đó, thông qua các hình thức và phương tiện biểu hiện, có thể thấy Bác sử dụng kiểu câu nhân nhượng rất hợp lí và sáng tạo, rất linh hoạt, phong phú, đa dạng và tài tình. Điều này góp phần quan trọng trong việc thể hiện sự động viên, kêu gọi tới nhiều đối tượng với mục đích và sắc thái khác nhau. Kết quả phân tích trong bài viết giúp mọi người hiểu biết và học tập cách dùng ngôn từ của Hồ Chủ tịch.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, 2005;

2. Nguyễn Đức Dân, Lô gích – Ngữ nghĩa – Cú pháp, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội, 1987;

3. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1991;

5. Đào Thanh Lan, “Phân biệt câu ghép nhân nhượng với câu ghép tương phản trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 5, 2016, tr. 16-22;

6. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt - câu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008;

7. Nguyễn Vân Phổ, “Mặc dù”, “nhưng” và quan hệ nhượng bộ”, Tạp chí ngôn ngữ, số 2/2012;

8. Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, 1997;

9. Nguyễn Thị Thúy Thành, Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013;

10. Nguyễn Thị Phương Thùy, “phương tiện biểu hiện và giá trị ngữ nghĩa của quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh”, Tạp chí Từ điển học & bách khoa thư, số 4, 2014, tr. 114-118;

11. Hồ Chí Minh, Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch (Tập 3), Nxb Sự thật, 1954 – 1955;

12. Hồ Chí Minh, Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch (Tập 4), Nxb Sự thật, 1956 – 1957;

13. Hồ Chí Minh, Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch (Tập 5), Nxb Sự thật, (1958 – 1959).

Tải xuống

Đã Xuất bản

2021-04-07

Cách trích dẫn

Đào Thanh, L. (2021). Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu nhân nhượng trong “Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch”. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 4(7), 21–28. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/116

Số

Chuyên mục

Khoa học Xã hội và Nhân văn