Giá trị lịch sử của văn bản Nôm Tày “Bảo Lạc sự tích”

Các tác giả

  • Hà Mỹ Hạnh Đại học Tân Trào
  • Yên Ngọc Trung Học viện Chính trị khu vực

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/208

Từ khóa:

Bảo lạc sự tích; Nôm Tày; Cao Bằng; lịch sử.

Tóm tắt

Bảo Lạc sự tích là văn bản duy nhất ghi lại những sự kiện mang tính biên niên sử ở Cao Bằng được viết bằng chữ Nôm Tày. Đây là một nguồn sử liệu, một căn cứ để so sánh, đối chiếu làm rõ các sự kiện lịch sử. Là cơ sở để đánh giá đúng vai trò của gia tộc họ Nông, liên quan đến bảo tồn những di tích liên quan đến dòng họ này ở đất Bảo Lạc. Đồng thời là căn cứ để hiểu thêm về bối cảnh lịch sử chung của cả nước trong nửa cuối thế kỷ XIX, hiểu về hoạt động, chính sách của các triều đại thời Nguyễn đối với các dân tộc, vùng đất miền biên viễn.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hội sử học Việt Nam (2009): Lịch sử tỉnh Cao Bằng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Lịch sử Đảng bộ huyện Bảo Lâm, Nxb Lao động, Hà Nội, 2010.

3. Vũ Anh Tuấn (2004), Truyện thơ Tày nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam - Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Đặng Nghiêm Vạn (1983). Xung quanh vấn đề nghiên cứu các dân tộc ởmiền núi Việt Nam. Tạp chí dân tộc học, Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2021-04-06

Cách trích dẫn

Hà, M. H., & Yên, N. T. (2021). Giá trị lịch sử của văn bản Nôm Tày “Bảo Lạc sự tích”. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 4(10), 55–60. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/208

Số

Chuyên mục

Khoa học Xã hội và Nhân văn