NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TUỔI THU HOẠCH ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ CHUỐI TÂY BẮC KẠN SAU QUÁ TRÌNH RẤM CHÍN BẰNG KHÍ ETHYLENE NGOẠI SINH
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2020/373Từ khóa:
Ä‘á»™ chÃn chuối, ethylene ngoại sinh, chuối tây Bắc kạn, rấm chÃn, chất lượng cảm quanTóm tắt
Xác định thời điểm thu hoạch để rấm chín chuối tây Bắc Kạn giúp chuối có chất lượng chín đồng đều và nâng cao chất lượng chuối sau rấm chín bằng phương pháp sử dụng khí ethylene ngoại sinh. Nghiên cứu này đã thực hiện trên chuối tây được thu hoạch ở 4 độ chín khác nhau gồm 100, 110, 120 và 130 ngày kể từ khi chuối trổ hoa tới khi thu hoạch để rấm chín và được xử lý xông khí ethylen ngoại sinh 0,02% trong 24 giờ và đưa vào buồng ủ cùng mức nhiệt độ 18 ± 1°C, độ ẩm 90 ± 2 %. Nghiên cứu ban đầu cho thấy ở các độ già thu hoạch khác nhau cho chất lượng chuối sau rấm chín khác nhau. Độ già thích hợp là 120 ngày khi đạt độ chín 6 với hàm lượng đường tổng số 12,57%, hàm lượng axít hữu cơ 0,48%, hàm lượng tanin 0,07%, hàm lượng tinh bột 3,39% và tổng điểm cảm quan đạt tốt 19,6. Như vậy, chuối tây với độ chín 120 ngày cho chất lượng chuối tây sau rấm chín có chất lượng tốt nhất.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. A. K., Thompson, S. Supapvanich, & J., Sirison, Banana ripening science and technology. SpringerBriefs in Food, Health, and Nutrition, 2019.
2. CARE, The critical nudge to banana farmers in Bac Kan, Care.org.vn. [online document], 2019. Available: https://www.care.org.vn/cu-hich-quan-trong-cho-nong-dan-trong-chuoi-tai-bac-kan/?lang=vi.
3. Nguyen Hoang Dung, 2005. Practical textbook for sensory assessment, Ho Chi Minh City University of Technology Publishing House.
4. S. Maduwanthi & R. Marapana (2019). Induced Ripening Agents and Their Effect on Fruit Quality of Banana. International journal of food science, vol. 2, pp. 1 - 8, 2019.
5. Chu Doan Thanh, Explain clearly on the effects of ethylene in fruit vinegar, Vnexpress.net. [online document], 2008. https://vnexpress.net/y-kien/noi-ro-them-ve-tac-dung-cua-ethylene-trong-giam-chin-qua-2114522.html.
6. Vu Thi Thu, Doan Hung Tien, Do Thi Gam, Giang Trung Khoa, 2001. Tea compounds and some common analytical methods in tea production in Vietnam, Hanoi Publishing House, p. 72-110.
7. PNT Law Firm Ltd. et al, TCVN 4594:88 Methods for the determination of total sugars, reducing sugars and starches 1988. http://luattrongtay.vn/ViewFullText/Id/6817c48a-f360-414b-8b04-a6e745e437c3
8. Vanbanphapluat, TCVN 4589:1988, Method of determination of total acid and volatile acid [online document], 1988. https://vanbanphapluat.co/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-4589-1988-do-hop-phuong-phap-xac-dinh-ham-luong.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.