MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG TRONG DÂN CA TÀY

Các tác giả

  • Lê Thị Như Nguyệt Đại học Thái Nguyên, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/715

Từ khóa:

dân ca, Tày, biểu tượng, lượn, quan lang, then

Tóm tắt

Dân ca Tày bao gồm các loại: phong slư, lượn, quan lang, then, phuối pác, phuối rọi, vén noọng nòn... Dưới góc nhìn ngôn ngữ học, bài viết trình bày một số biểu tượng thường gặp trong ba tiểu loại dân ca đặc sắc của người Tày: lượn, quan lang, then. Các biểu tượng ngôn ngữ thường gặp trong dân ca Tày được chia thành hai nhóm: nhóm biểu tượng đại diện cho “vẻ đẹp, ước vọng” (bjoóc (hoa), fượng/ fượng hoàng (phượng hoàng), nổc loan (chim loan), ẻn (chim én), cấu (cây cầu), mjầu (trầu), ngoảng (ve), vạ/ bân (trời), phải rằm khấư (tấm vải ướt khô)); nhóm biểu tượng đại diện cho “khó khăn, thử thách” (tàng (con đường), kéo (đèo), nặm lậc (nước sâu), nặm noòng (nước lũ), lần phải làn tàng (dây vải chắn đường))… Ở hai nhóm biểu tượng này, người Tày sử dụng các biểu tượng “vẻ đẹp, ước vọng” nhiều hơn. Các biểu tượng ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất là trong lượn. Trong dân ca Tày, các biểu tượng này giúp kể về những chặng đường phấn đấu tới hạnh phúc và những ước vọng của những thế hệ người dân Tày.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

[1] Trieu An - editor (2000), Then Tày songs, National Culture Publishing House, Hanoi.

[2] Bac,N.D. (2001), Folk Poetry in Lang Son, National Cultural Publishing House, Hanoi.

[3] Cu,H.T. (2018), Lượn, Phong slư, lyrical folk music of the Tày people in Lang Son, Writers Association Publishing House, Hanoi.

[4] Jean Chevalier Alaingeerbrant (2002), Dictionary of World Cultural Symbols, Da Nang Publishing House, Da Nang (translation).

[5] Lien,D.T. (2012), Some linguistic features of Tày then, Master's Thesis, University of Education - Thai Nguyen University.

[6] Phe,H. (2010), Vietnamese Dictionary, Encyclopedia Publishing House, Hanoi.

[7] Thinh,N.D. (2002), "Then - a form of Shaman of the Tày ethnic group of Vietnam", Folklore Magazine, no. 3.

[8] Thoa,N.T. (2015), The custom of singing Quan lang at a Tày wedding in Cao Bang, Ph.D. thesis, Academy of Social Sciences, Hanoi.

[9] Trang,H.T. (2017), Symbolic system in Tày then, Master's Thesis, University of Education - Thai Nguyen University.

[10] Tu,N.T. (2008), Quan lang poetry, National Culture Publishing House, Hanoi.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2023-12-19

Cách trích dẫn

Lê Thị Như , N. (2023). MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG TRONG DÂN CA TÀY. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 8(1). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/715

Số

Chuyên mục

Khoa học Xã hội và Nhân văn