KHẢO SÁT KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Các tác giả

  • Lê Thị Thanh Huệ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/718

Từ khóa:

Tự bảo vệ, hình thành, kỹ năng, trẻ mẫu giáo, trường mầm non

Tóm tắt

Kỹ năng tự bảo vệ là một thành tố quan trọng trong hệ thống các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho trẻ 5-6 tuổi, đặc biệt là trẻ em ở khu vực miền núi với phần lớn trẻ là người dân tộc thiểu số sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa - những vùng có địa hình đồi núi, khí hậu khắc nghiệt. Trẻ em đi học gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ cao mất an toàn như: nhà ở, trường học thường ở sườn núi, dốc cao; quãng đường từ nhà đến trường xa, trẻ tự đi bộ mà không có người lớn đưa đón; mưa lũ, sấm sét, sạt lở đất đá; bị bắt cóc; bị xâm hại; bị lạc đường, tai nạn giao thông, đuối nước; bị bỏng; vật sắc nhọn; bị côn trùng đốt và động vật hoang dã tấn công; bị đói, khát nước; bị ốm sốt; ở nhà một mình khi bố mẹ đi làm thuê dài ngày; ... Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích phát hiện thực trạng mức độ kỹ năng tự bảo vệ của trẻ, tìm hiểu các rào cản đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ ở khu vực này. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương điều tra, phương pháp quan sát theo quá trình, bài tập tình huống, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học (phần mềm SPSS 20.0),… Kết quả về cảm giác thoải mái và sự tham gia tích cực của trẻ trong hoạt động ở các trường đạt từ mức trung bình từ 2.62 đến 2.64; mức độ kỹ năng tự bảo vệ của trẻ ở các nhóm kỹ năng được khảo sát phân bố chủ yếu ở mức 2 và 3, từ 1.18 đến 2.52 (trong 4 mức đánh giá).

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

[1] Deblinger E, Stauffer L, Steer R. 2001. Comparative efficacies of supportive and cognitive behavioral group therapies for children that were sexually abused and their unoffending mothers, Child Maltreatment 6(4): 332–343.

[2] Huong,N.T.X.. Situation and measures to educate self-defense skills for preschool children in some preschools in Dong Hoi City, Quang Binh Province. Education Magazine, Issue 482 (Term 2 - 7/2020).

[3] Maureen C. Kenny (2008). Child Sexual Abuse: From Prevention to Self-Protection. Child Abuse Review Vol. 17: 36–54 (2008) Publish online in Wiley InterScience (www.interscience.wiley.com) DOI: 10.1002/car.1012.

[4] Ministry of Education and Training (2017). Early childhood education program. Vietnam Education Publishing House.

[5] Ministry of Education and Training (2020). Practice observing children according to the process of preschool institutions. The document is published by VVOB and the Ministry of Education and Training.

[6] Runyon MK, Basilio I, Van Hasselt VB, Hersen M, (1998). Child witnesses to interparental violence: Child and family treatment. In Handbook of psychological treatment protocols for children and adolescents. The LEA series in personality and clinical psychology, Van Hasselt VB, Hersen M (eds). Lawrence Erlbaum Associates: Mahwah, NJ; 203–278.

[7] Wurtele S, Owens J. (1997). Teaching personal safety skills to young children: An investigation of age and gender across five studies. Child Abuse & Neglect 21: 805–814.

[8]https://www.unicef.org/vietnam/media/1016/file/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t%C3%B3m%20t%E1%BA%AFt.pdf. Summary Report on Mental health and psychosocial well-being of children and young people in some provinces and cities in Vietnam, 2015.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2023-12-19

Cách trích dẫn

Lê Thị Thanh, H. (2023). KHẢO SÁT KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC . TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 8(1). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/718

Số

Chuyên mục

Khoa học Xã hội và Nhân văn