TỔNG QUAN ẢNH HƯỞNG VI NHỰA TỚI ĐỘNG VẬT ĐÁY BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

Các tác giả

  • Nguyễn Thanh Bình Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Việt Nam
  • Nguyễn Lê Tuấn Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Việt Nam
  • Nguyễn Thị Bích Phương Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Việt Nam
  • Bùi Ngọc Quỳnh Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Việt Nam
  • Đinh Kim Ngân Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/756

Từ khóa:

Động vật đáy, Gastropoda, Crustacea, Bivalvia, Microplastics

Tóm tắt

Qua tổng hợp, thống kê cho thấy số lượng nghiên cứu về vi nhựa trong sinh vật biển trên thế giới đã tăng lên nhanh chóng trong thập kỷ qua, có nhiều nghiên cứu mới về sự có mặt, mật độ và nguồn gốc của vi nhựa như: Taylor và cs (2016), Claudia Andrade và cs (2017), Jamieson và cs (2019). Ảnh hưởng vi nhựa tới sinh vật dưới đáy biển, hoạt động kiếm ăn, bài tiết, sinh sản của động vật chân chèo biển và sinh thái biển. Nghiên cứu về vi nhựa tới các sinh vật khác (động vật nhuyễn thể, tôm, cua). Những nghiên cứu vi nhựa đầu tiên ở Việt Nam là Phương Ngọc Nam và cs, 2019 (ảnh hưởng của vi nhựa lên vẹm xanh). Tiếp theo là Nguyễn Văn Tài và cs (2020), tác động của vi nhựa tới sức sống và sinh sản của hai loài vi giáp xác Ceriodaphnia cornutaDaphnia magna từ chất rò rỉ từ ống nhựa PVC. Dựa vào đó, đề xuất nghiên cứu về sự tích tụ, ảnh hưởng của vi nhưa lên Thân mềm, giáp xác ở biển.

Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương vẫn tương đối mới trong lĩnh vực môi trường. Đặc biệt, vai trò đánh giá tác động của vi nhựa lên các loài sinh vật biển Việt Nam còn rất ít, trong đó có một số nghiên cứu về Thân mềm và giáp xác ở Việt Nam còn hạn chế. Nhằm kiểm soát tốt ô nhiễm rác thải nhựa và vi nhựa tới sinh vật, cần quan tâm nghiên cứu về sự tích tụ, đặc điểm của vi nhựa trong một số loài động vật đáy có giá trị kinh tế và các biện pháp hạn chế sự xâm nhập vào cơ thể của chúng.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyen Van Tai, Dao Thanh Son (2020), Effect of leachate from PVC pipes on survival and reproduction of two crustaceans Ceriodaphnia Cornuta and Daphnia magna, Journal of Science and Technology Development – Natural Science, 4(SI):SI96-SI103.

[2] Pham Hung Viet, Do Van Manh (2020), Microplastics - Impacts on the environment and human health, Life Science Magazine.

[3] Arne Haegerbaeumer, Marie-Theres Mueller, Hendrik Fueser and Walter Traunspurger (2019), Impacts of Micro- and Nano-Sized Plastic Particles on Benthic Invertebrates: A Literature Review and Gap Analysis. Frontiers in Environmental Science. P 1 - 33.

[4] Claudia Andrade, Fernanda Ovando (2017), First record of microplastics in stomach content of the southern king crab Lithodes santolla (Anomura: Lithodidae), Nassau bay, Cape Horn, Chile. Vol. 45(3): 59 - 65.

[5] Liu Qiang, Xu Xudan, Huang Wei, Xu Xiaoqun, Shou Lu, Zeng Jiangning (2017), Research progress on ecological impacts of marine microplastic pollution. Acta Ecologica Sinica, số 37 (22): P 7397 – 7409.

[6] Jamieson AJ, Brooks LSR, Reid WDK, Piertney SB, Narayanaswamy BE, Linley TD (2019), Microplastics and synthetic particles ingested by deep-sea amphipods in six of the deepest marine ecosystems on Earth. R. Soc. open sci. P 1 - 11.

[7] Haegerbaeumer A., Mueller M-T., Fueser H. and Traunspurger W. (2019) Impacts of Micro - and Nano-Sized Plastic Particles on Benthic Invertebrates: A Literature Review and Gap Analysis. Frontiers in Environmental Science. P 1 – 33.

[8] Phuong Ngoc Nam, Pham Quoc Tuan, Duong Thi Thuy, Le Thi Phuong Quynh, FredericAmiard (2019), Contamination of microplastic in bivalve: first evaluation in Vietnam.

[9] Taylor M. L., Gwinnett C, L., Robinson F. & Woodall L. C. (2016), Plastic microfibre ingestion by deep-sea organisms. Scientific RepoRts. P 1 - 10.

[10] YU Juan & etc (2020), Micro-plastic impact on marine copepods feeding, excretion and reproduction, Journal of Ocean University of China Volume 50 Number 3: 073-080.

[11] https://www.ox.ac.uk/news/2016-10-03-first-evidence-deep-sea-animals-ingesting-microplastics.

[12] https://www.thiennhien.net/2020/05/11/ky-thuat-hat-nhan-lam-ro-tac-dong-cua-vi-nhua-len-sinh-vat-bien/

Tải xuống

Đã Xuất bản

2022-07-12

Cách trích dẫn

Nguyễn Thanh , B., Nguyễn Lê, T., Nguyễn Thị Bích, P., Bùi Ngọc, Q., & Đinh Kim, N. (2022). TỔNG QUAN ẢNH HƯỞNG VI NHỰA TỚI ĐỘNG VẬT ĐÁY BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 8(2). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/756

Số

Chuyên mục

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả