ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ (Cucumis melo L.) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG VỤ XUÂN HÈ 2022 TẠI THÁI NGUYÊN

Các tác giả

  • Lê Thị Kiều Oanh Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Trần Đình Hà Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • João Miguel Mpangaluma Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2023/852

Tóm tắt

Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa lê (04 giống nhập khẩu từ Hàn Quốc: Nami 102, M108, Bạch kim và Hanok No.1 và 2 giống dưa lê mới cho Viện Nghiên cứu rau quả lai tạo: Happy 6 và Happy 7). Thí nghiệm tiến hành ở vụ Xuân hè 2022 trong nhà màng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống dưa lê có thời gian sinh trưởng từ 95-107 ngày. Nhóm giống dưa lê quả to (Nami 102, M108, Bạch kim) có khả năng sinh trưởng mạnh, nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh phấn trắng, tuyến trùng cao hơn các giống khác, do vậy ảnh hưởng đến năng suất thực thu của giống. Một số giống có năng suất cao như Happy 6, Hanok No.1, Bạch Kim có năng suất từ 22,4-24,1 tạ/1000 m2. Các giống dưa lê nghiên cứu có độ brix dao động từ 11,2 - 14,8 %, hàm lượng vitamin C từ 60,67 – 74,23 mg/100g thịt quả, hàm lượng đường tổng số: 4,37 – 6,26%, vật chất khô từ 7,99 – 15,62 %.  Nhóm giống dưa lê quả nhỏ (HP6, HP7 và Hanok No.1) có độ brix, đường tổng số và vật chất khô cao hơn các giống còn lại. Ngoài ra, giống HP6 và HP7 có mùi thơm khi chín.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

[1] Ta Thu Cuc (2005. Syllabus of vegetable growing techniques. Hanoi Publishing House 2005. pp. 176-184.

[2] Truong Thi Hong Hai, Tran Nhat Linh, Nguyen Dinh Thanh (2019). Comparison of growth, yield and quality of several varieties of melon (Cucumis melo L.) F1 in spring-summer 2018 greenhouse conditions in Thua Thien Hue-Vietnam. Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development; ISSN 2588–1191 Vol. 128, No. 3A, 2019, pp. 57–66;

[3] Ngo Thi Hanh, Nguyen Thi Hong Hanh, Tran Thi Hong, Pham Thi Minh Hue, Vu Ngoc Huy (2020). The results of the study selected the breeding of hybrid yellow melons. Journal of Agriculture and Rural Development - 3/2020. Pg.111-117

[4] Le Thi Kieu Oanh, Ngo Thi Hanh, Tran Dinh Ha (2018). Study the growth, yield and quality of some Korean melon varieties in Thai Nguyen province-Vietnam. Journal of Agriculture and Rural Development - 11/2018. Pg.74-81.

[5] Adams C. F. (1975). Nutritive value of American foods in common units, U.S. Department of Agriculture, Agric Handbook, 425, 29.

[6] Fruit and Vegetable Research Institute (2021). Choose to successfully create 2 varieties of yellow melon Happy 6, Happy 7. http://favri.org.vn/index.php/vi/tin-tuc-noi-bat/1146-chon-tao-thanh-cong-2-giong-dua-le-vang-happy-6-happy-7

[7] Lester Gene (1997). Melon (Cucumis melon L.) fruit nutritional quality and health functionality, Horttechnology, 1997.

[8] Lee, W. J., Lee, J. H., Jang, K. S., Choi, Y. H., Kim, H. T. and Choi, G. J., 2015. Development of efficient screening methods for melon plants resistant to Fusarium oxysporum f. sp. melonis. Korean J. Hortic. Sci. Technol. 33:70-82.

[9] Seo Y. and Kim Y. H., 2017. Potential Reasons for Prevalence of Fusarium Wilt in Oriental Melon in Korea. Plant Pathol. J. 33(3) : 249-263.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2023-10-16

Cách trích dẫn

Lê, O., Trần , H., & João , M. (2023). ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ (Cucumis melo L.) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG VỤ XUÂN HÈ 2022 TẠI THÁI NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 9(4). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2023/852

Số

Chuyên mục

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ