VẤN ĐỀ LỰA CHỌN CHỮ MÔNG TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TIẾNG MÔNG HIỆN NAY (NHÌN TỪ THỰC TIỄN TẠI HAI TỈNH BẮC KẠN VÀ THÁI NGUYÊN)

Các tác giả

  • Thọ Nguyễn Kiên

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2016/103

Từ khóa:

đào tạo, bồi dưỡng, tiếng Mông, chữ Mông, Thái Nguyên, Bắc Kạn

Tóm tắt

Hiện nay trên thế giới có nhiều loại chữ Mông, song phổ biến và tiện lợi nhất là bộ chữ mà người Mông ở Việt Nam quen gọi là chữ Mông Quốc tế (tên tiếng Anh là Romanized Popular Alphabet – RPA hoặc Hmong RPA).

Ở Việt Nam, hiện vẫn còn tồn tại bộ chữ Mông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1961, vẫn thường được gọi là Chữ Mông Việt Nam hay Chữ Mông Bác Hồ.

Việc giảng dạy tiếng/chữ Mông cho đội ngũ cán bộ công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi, cũng như việc dạy chữ Mông cho đồng bào Mông nói chung, còn có những bất cập, không thống nhất trong việc lựa chọn bộ chữ Mông nào.

Quan điểm của chúng tôi: cần đưa vào giảng dạy bộ chữ Mông Quốc tế vì những ưu việt trong sử dụng và phổ biến, thay cho bộ chữ Mông Việt Nam ngày càng ít người sử dụng và bộc lộ nhiều hạn chế.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu tập huấn giáo viên dạy tiếng Mông cho cán bộ công chức công tác ở vùng dân tộc Mông, Hà Nội;

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định về việc ban hành chương trình tiếng Mông dùng để đào tạo giáo viên dạy tiếng Mông cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;

3. Nguyễn Văn Chinh (chủ biên), Cư Hòa Vần, Nguyễn Trọng Báu (1996), Từ điển Việt -Mông, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội;

4. Phan Hữu Dật (2003), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

5. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội;

6. Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học Sư phạm (2005), “Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ văn hóa dân tộc Mông”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học;

7. Vũ quốc Khánh (chủ biên, 2005), Dân tộc Mông ở Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội;

8. F. Savina (1924), Lịch sử người Mèo, Bản dịch của Trương Thị Thọ và Đỗ Trọng Quang, Phòng tư liệu, thư viện Dân tộc học, Hà Nội;

9. Nguyễn Năng Tân (chủ biên, 1996), HMôngz ntơưn, Nxb Giáo dục, Hà Nội;

10. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chỉ thị về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;

11. Yang Dao (1992), “Người Mông - Những truyền thống bền vững”, Văn hóa các dân tộc ở Lào, Trung tâm nghiên cứu cộng đồng Đông Nam Á, Canifornia, Hoa Kì.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2021-04-06

Cách trích dẫn

Nguyễn Kiên, T. (2021). VẤN ĐỀ LỰA CHỌN CHỮ MÔNG TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TIẾNG MÔNG HIỆN NAY (NHÌN TỪ THỰC TIỄN TẠI HAI TỈNH BẮC KẠN VÀ THÁI NGUYÊN). TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 2(3), 63–69. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2016/103

Số

Chuyên mục

Khoa học Xã hội và Nhân văn