HỨNG THÚ TRONG VIỆC HỌC KỸ NĂNG NGHE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2016/105Từ khóa:
kỹ năng nghe, hứng thú, sinh viên chuyên ngà nh tiếng Anh, nghiên cứu hà nh Ä‘á»™ngTóm tắt
Bài báo này là một phần của một nghiên cứu hành động (action research). Xác định được rằng hứng thú học tập là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người học, thậm chí nó còn quan trọng hơn cả kết quả học tập nên trong khuôn khổ bài báo này nhóm nghiên cứu tập trung đưa ra những phân tích về thực trạng hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất tại khoa Ngoại ngữ - đối tượng mới làm quen với phương pháp học ở đại học. Sau đó, trên cơ sở thực trạng này, nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện một số điều chỉnh trong chương trình nhằm nâng cao hứng thú học tập của sinh viên. Để lấy được những thông tin phục vụ cho nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số công cụ thu thập số liệu là phương pháp quan sát lớp học và bảng câu hỏi điều tra trước và sau thực nghiệm. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi chỉ trình bày về thực trạng hứng thú học kỹ năng nghe của sinh viên giai đoạn trước khi dạy thực nghiệm.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. David Nunan (2011), Listen in 3, Lao Dong Publishing House;
2. Deci, E.L. and Ryan, R. M. (2010), Intrinsic Motivation. Corsini Encyclopedia of Psychology;
3. Dornyei, Z. (2001), Teaching and researching motivation, Longman, London;
4. Li, C. (2005), Factors affescting listening comprehension and strategies for listening class, CELEA Journal, 28(3);
5. Xiaoying Wang (2007), Three ways to motivate Chinese students in EFL listening class. ASEAN EFL Journal. 2(17).
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.