ẨN DỤ Ý NIỆM TỪ CHỈ CƠ THỂ “头 – ĐẦU” TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ TRI NHẬN
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2023/1109Từ khóa:
头 – đầu; ẩn dụ ý niệm; Hán – ViệtTóm tắt
Ẩn dụ là công cụ quan trọng để loài người nhận thức thế giới và hình thành nên khái niệm. Bài viết vận dụng lý luận ẩn dụ khái niệm của Lakoff và Johnson (1980) [7], nghiên cứu một cách có hệ thống về ẩn dụ“头 - đầu”trong tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả người Trung Quốc và người Việt Nam đều sử dụng từ chỉ cơ thể con người“头 - đầu”làm miền nguồn để xây dựng các mối quan hệ ánh xạ khác như: Không phải cơ thể người là 头 - đầu, thời gian là 头 - đầu, cấp độ là 头 - đầu và động vật là 头 - đầu trong miền đích. Tuy nhiên, do những hạn chế tồn tại trong xã hội đối với các đối tượng nhận thức nên cả tiếng Hán và tiếng Việt đều có đặc điểm dân tộc riêng và nhận thức về miền gốc“头 - đầu”không hoàn toàn giống nhau. Kết quả nghiên cứu nhằm góp thêm tài liệu tham khảo trong dạy học, đối chiếu, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1] Brown, R. W., Lenneberg, E. H. (1954). A study in language and cognition. The Journal of Abnormal and Social Psychology.
[2] Bui, H. M. (2008). Comparative linguistics. Ha Noi Education Publishing House.
[3] Compiled by the Dictionary Editing Office of the Chinese Institute of Social Sciences Language Research. (2006). Modern Chinese dictionary. China Commercial Press.
[4] Gao, H., Yan, S. Ch. (2007). Grammaticalization examination of “head”. Foreign language research, 24(2), 7-11.
[5] Hoang, Ph. (2017). Vietnamese Dictionary. Hanoi City Hong Duc Publishing House.
[6] Institute of Linguistics. (2010). Vietnamese Dictionary. Bach Khoa Dictionary Publishing House.
[7] Lakoff, G., Johnson, M. (1980). Metaphors We Live by. The University of Chicago Press.
[8] Shu, F. D. (2001). Research on Metaphorology. Shanghai: Shanghai Foreign Language Education Press.
[9] Truong, G. V., Le-Khac, L, K. (2006). Modern Chinese dictionary. Ho Chi Minh City General Publishing House.
[10] Ungerer, F., Schmid, H. J. (2001). An Introduction to Cognitieve Linguistics. Beijing: Foregin Language Teaching and Research Press
[11] Xiao, L. (2007). Cognitive Analysis of Human Metaphors. Journal of Gannan Normal University, 01(158), 70-72.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.