SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA W. SHAKESPEARE TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA PHỤC HƯNG
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2016/126Từ khóa:
Phục hÆ°ng; Shakespeare; nghệ thuáºt Ä‘iển hình hóa; phân tâm há»c; tiếng cÆ°á»i carnavaleTóm tắt
Gắn liền với bối cảnh văn hóa Phục hưng, các sáng tạo nghệ thuật của Shakespeare mang được sức sống của thời đại đó, thể hiện qua nghệ thuật điển hình hóa đặc sắc, qua đề tài về tình yêu, về cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, giữa Tình yêu và Thù hận, giữa cái Mới đang hình thành và khẳng định với cái Cũ đang chết đi nhưng vẫn cố bám lấy cuộc đời, giữa hai bản ngã trong một bản ngã theo góc nhìn phân tâm học. Các nhân vật chính đều đạt mức độ điển hình, kết tinh thành siêu mẫu - archetype - thể hiện được qui luật vận động của lịch sử. Nhân vật vừa mang tầm rộng của hiện thực đời sống, vừa có chiều sâu tâm lí. Nghệ thuật điển hình hóa trong sáng tạo của Shakespeare là tạo ra tất cả trong một và một trong tất cả, là tạo ra tiếng cười theo nguyên tắc trần tục hóa cái thiêng liêng và thiêng liêng hóa cái trần tục, là mở rộng giới hạn của hiện thực theo chiều dài thời gian và chiều rộng của không gian, để qua đó ông khẳng định các giá trị người của con người, khẳng định các giá trị nhân văn của thời đại Phục hưng.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Lê Nguyên Cẩn (2014), Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội;
2. Driek Van Der Sterren (1996), Pshanaliza literaturii - Oedip Rege, Editura Trei;
3. Hài kịch Sêchxpia (1995), tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội;
4. Tuyển tập kịch Sếcxpia (1995), Nxb Sân khấu, Hà Nộ
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.