BẢO TỒN NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ TIÊU VONG

Các tác giả

  • Tạ Văn Thông Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam
  • Phạm Văn Tình Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2017/134

Từ khóa:

Bảo tồn; bảo tồn ngôn ngữ; dân tộc thiểu số; nguy cơ tiêu vong

Tóm tắt

Việc bảo tồn ngôn ngữ (NN) các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam (VN) hiện nay được coi là cấp thiết, do yêu cầu của giáo dục, văn hoá truyền thông và nhiều mặt khác trong đời sống. Nhưng quan trọng hơn cả là phải bảo tồn và phát triển những nét bản sắc trong văn hóa truyền thống của mỗi DTTS, trong đó có tiếng mẹ đẻ của họ. Lời cảnh báo về nguy cơ tiêu vong của nhiều NN trên thế giới không loại trừ đối với thực tế hiện nay ở VN. Các chính sách của Nhà nước Việt Nam hiện nay hoàn toàn phù hợp với tinh thần và những cố gắng của cộng đồng quốc tế. Ở VN, đã có một số NN DTTS được sử dụng trên Đài phát thanh và truyền hình, biên soạn các sách: Từ điển đối dịch, ngữ pháp, giáo khoa... Nhiều mô hình giáo dục NN đang được thực hành ở VN, trong đó NN các DTTS được sử dụng như đối tượng hoặc phương tiện dạy - học. Nhân tố quan trọng nhất đem lại sức sống cho các NN, là được truyền dạy và có vai trò tích cực trong đời sống xã hội. Hi vọng điều đó sẽ là  triển vọng đối với NN các DTTS ở VN.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. Colin Baker (2008), Những cơ sở của giáo dục song ngữ và vấn đề song ngữ , NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh;

2. Gregerson J.K. (1993), Viện Ngôn ngữ học mùa hè trong công cuộc xoá mù chữ đối với các dân tộc ở Việt Nam: cách nhìn lịch sử và phương pháp luận, Tr: Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số phía Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội;

3. Nguyễn Hữu Hoành - Nguyễn Văn Lợi - Tạ Văn Thông (2013), Ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội;

4. Hoàng Tuệ và các cộng sự (1984), Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam và chính sách ngôn ngữ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;

5. Kimmo Kosonen (2004), Vai trò của ngôn ngữ trong học tập: nghiên cứu quốc tế nói về vấn đề này như thế nào? Kỉ yếu Hội nghị quốc gia: Chính sách, chiến lược sử dụng và dạy học tiếng dân tộc, tiếng Việt cho các DTTS, Hà Nội;

6. Phạm Quỳnh (2007), Tiểu luận(viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932), Nxb Tri thức, Hà Nội;

7. Tạ Văn Thông (1993), Mối quan hệ giữa chữ và tiếng các dân tộc thiểu số với chữ và tiếng Việt, Tr: Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;

8. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO Băng Cốc (2007), Tài liệu hướng dẫn Phát triển Chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục cho người lớn tại cộng đồng ngôn ngữ thiểu số, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2020-12-08

Cách trích dẫn

Tạ Văn T., & Phạm Văn T. (2020). BẢO TỒN NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ TIÊU VONG. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 3(5), 27–32. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2017/134

Số

Chuyên mục

Khoa học Xã hội và Nhân văn