SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2017/138Từ khóa:
Lá»±a chá»n; con Ä‘Æ°á»ng cứu nÆ°á»›c; phát triển xã há»™i.Tóm tắt
Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam được tiến hành bằng con đường cách mạng vô sản dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Cuộc đấu tranh gay gắt giữa các khuynh hướng cứu nước phong kiến, tư sản, vô sản vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và sự phát triển không ngừng của phong trào cách mạng nước ta đòi hỏi một sự lựa chọn sáng suốt của lịch sử nhằm tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, giải phóng dân tộc và phát triển xã hội. Sự lựa chọn này có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định tới vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cuối cùng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chứng minh: Con đường cách mạng vô sản ở nước ta được chính lịch sử nước ta lựa chọn và sự lựa chọn đó là đúng đắn cả trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay và cũng phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử loài người.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng trung ương, Văn kiện Đảng (1930 – 1945) tập 1,2,3, Nxb Sự thật, Hà Nội;
2. Hồ Chí Minh, Tuyển tập - Tập 1 và 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980;
3. Văn Tạo, Phạm Xuân Nam, Cao Văn Lượng, Nửa thế kỷ đấu tranh dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980;
4. Trần Bá Đệ (chủ biên), Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Đình Lễ, Lịch sử Việt Nam (1930-1945), (Tái bản lần thứ 2), Nxb Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1995;
5. Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997;
6. Trần Bá Đệ (chủ biên), Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay (Sách Cao đẳng Sư phạm), Nxb Giáo dục, 1998;
7. Viện Mác-Lênin, Cương lĩnh đổi mới và Phát triển, Trung tâm lý luận, Hà Nội, 1991.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.