CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA VĂN HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KÍ HIỆU HỌC VĂN BẢN TRONG CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2017/140Từ khóa:
chức năng phản biện xã há»™i; kà hiệu há»c; chiếc thuyá»n ngoà i xa của Nguyá»…n Minh ChâuTóm tắt
Chức năng phản biện xã hội của tác phẩm văn học là cách thức tư duy lại trên cơ sở lập luận phản bác, tranh biện, trao đổi; là sự nhận thức lại những vấn đề nhân sinh trên bình diện xã hội học hay triết học, mỹ học hay đạo đức học. Chức năng phản biện xã hội của tác phẩm văn học hiện hình trong cách thức tổ chức nhân vật trong trường đối thoại, liên quan tới cách nhìn của tác giả với vấn đề được nêu ra, không tách rời tính luận đề thể hiện trong vấn đề tác phẩm đặt ra cho độc giả và thời đại, tạo ra hình thức gián cách – xa lạ hóa trong nghệ thuật tự sự - tự thú, và thực hiện nhiệm vụ mở đường hướng đạo, góp phần thức tỉnh dẫn đường cho chính con người ở mỗi thời đại. Chức năng phản biện xã hội của văn học quy định cách thức tiếp nhận văn học, mở đường cho chân lý văn chương trở lại với cuộc đời, tạo ra sức sống mới cho bản thân chân lý cuộc đời. Giá trị mà chức năng phản biện xã hội của văn học mang lại chính là tính chất minh triết toát ra từ câu chuyện được kể, thông qua các đối thoại và cách thức hành động của nhân vật trong câu chuyện đó. Tác phẩm văn chương đích thực chỉ tồn tại khi mang trong nó chức năng phản biện xã hội theo cách thức bênh vực bảo vệ con người, phát huy giá trị nhân bản của con người. Bài viết tập trung lý giải chức năng phản biện xã hội của văn học thông qua việc phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu từ góc độ kí hiệu học văn bản.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. W.Shakespeare (1995), Tuyển tập kịch Sếcxpia, Nxb Sân khấu, Hà Nội, trang 211;
2. Mác và Ănghen (1958), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội, trang 197;
3. Nguyễn Minh Châu (1985), Chiếc thuyền ngoài xa, in trong tập Bến quê, Tác phẩm mới, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội, trang 69-85. Các trích dẫn về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đều lấy từ tài liệu này.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.