Dependence on the temperature and doped ratio of the cumulants and thermodynamic parameters in XAFS of cubic crystals
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2017/153Từ khóa:
Phi Ä‘iá»u hòa; XAFS; Cumulants; Nhiệt Ä‘á»™ng; Tham số; Tá»· lệ.Tóm tắt
Các tính chất nhiệt động và hệ số nhiễu loạn phi điều hòa của các tinh thể pha tạp có trật tự đã được mô tả qua việc khai triển các cumulant tới bậc 4 trong phổ cấu trúc tinh tế của hấp thụ tia X (XAFS), qua nghiên cứu dựa trên cơ sở mô hình Einstein tương quan phi điều hòa. Các biểu thức giải tích về sự tán sắc tương quan, tần số và nhiệt độ tương quan Einstein, cumulant bậc 4 của phổ cấu trúc tinh tế hấp thụ tia X đã được xác định. Cumulant bậc 1 hay hệ số giãn nở nhiệt mạng, cumulant bậc 2 hay độ dịch chuyển tương đối trung bình toàn phương (MSRD) hay hệ số Debye-Waller (DWF) đã mô tả sự suy giảm của tán xạ tia X hay tán xạ notron kết hợp gây ra do chuyển động nhiệt. Cumulant bậc 3 và cumulant bậc 4 mô tả sự bất đối xứng của thế tương tác của các nguyên tử ở nhiệt độ cao, các tham số nhiệt động và hệ số nhiễu loạn phi điều hòa bao gồm các đóng góp của ảnh hưởng phi điều hòa. Đã xác định được thế hiệu dụng phi điều hòa bao gồm các đóng góp của các nguyên tử hấp thụ và tán xạ gần nhất được tính toán theo tương tác ba chiều và các tham số thế Morse mô tả tương tác nguyên tử đơn cặp. Mục tiêu xa hơn của nghiên cứu này là các tham số nhiệt động và các cumulant không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ của các tinh thể pha tạp có trật tự. Các kết quả tính toán số phù hợp với những kết quả của các phương pháp lý thuyết khác.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. A. I. Frenkel and J. J. Rehr, Phys. Rev. B 48 (1993) 585. 11;
2. E. D. Crozier, J. J. Rehr, and R. Ingalls, in X-ray Absorption, edited by D. C. Koningsberger and R. Prins (Wiley, New York, 1988);
3. Hung N.V., Duc N. B., Frahm R.R., (2002), J.Phys.Soc., Japan, Vol. 72, No. 5, pp 1254-1259;
4. Hung N. V., Ronald Frahm and Hiromichi Kamitsubo, (1996), J.Phys.Soc., Japan, Vol.65, No 11, pp 3571- 3575;
5. Hung, N. V. and Rehr, J. J., (1997), Phys. Rev. B (56), pp. 43;
6. Hung N V, Toan N. C., Duc N. B., and Vuong D. Q, (2015) OpenPhys.,13: 242–246;
7. N. V. Hung and N. B. Duc, J. Communications in Physics, vol. 10, No. 1, pp. 15-21 (2000);
8. Nguyen Ba Duc, (2015), American Association for Science and Technology (AASCIT-Journal of Physics), Vol.1, pp1-5;
9. Nguyen Van Hung, Nguyen Bao Trung, Nguyen Ba Duc, (2015), Journal of Materials Sciences and Applications, 1(3): 91-97;
10. T. Miyanaga and T. Fujikawa, J. Phys. Soc. Jpn. 63 (1994) 1036 and 3683.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.