Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/176Từ khóa:
Môi trÆ°á»ng, ô nhiá»…m, mối quan hệ, nguyên nhân, kết quả.Tóm tắt
Bảo vệ môi trường là một vấn đề trước mắt và có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển bền vững và tương lai của nhân loại. Bài báo dựa trên mối quan hệ “nguyên nhân - kết quả”, tập trung vào phân tích các nguyên nhân gây suy thoái môi trường và chỉ ra các vấn đề tai hại do ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố tự nhiên, sự thiếu ý thức của con người trong sản xuất và sinh hoạt, những tàn tích từ chiến tranh để lại chính những nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường. Và theo quy luật, môi trường ô nhiễm sẽ tác động trở lại con người, chúng ta sẽ phải đứng trước các nguy cơ về sức khỏe, sự thiếu hụt tài nguyên, thiệt hại nặng về kinh tế, đất nước chậm phát triển. Từ đó, các giải pháp của vấn đề gây ra ô nhiễm môi trường có thể được đưa ra và thảo luận.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, Nxb Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội;
2. Nguyễn Thế Chinh (2017), “Môi trường Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và một số kiến nghị”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, truy cập ngày 02/7/2018, http://khucongnghiep.com.vn/nghiencuu/tabid/69/articleType/ArticleView/articleId/1916/Default.aspx;
3. Nguyễn Trọng Chuẩn (1980), “Những tư tưởng của Ph.Ăngghen về quan hệ giữa con người và tự nhiên trong “Biện chứng của tự nhiên”, Tạp chí Triết học, số 4, tr. 127;
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập Nxb Chính trị Quốc gia, (Tập 20, 23, 42), Hà Nội;
5. Đào Duy Thanh & cộng sự (2004), Triết học Mác – Lênin – Đề cương bài giảng và hướng dẫn ôn tập, Nxb Chính trị quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.