Một số kết quả khảo sát về sự biến đổi của nhân vật thần từ trong thần thoại đến cổ tích thần kỳ Việt Nam
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/191Từ khóa:
Thần; thần thoại; truyện cổ tÃch thần kỳ; biến đổi; Việt NamTóm tắt
Tìm hiểu sự biến đổi của hệ thống nhân vật thần theo một quá trình mang tính xâu chuỗi, hệ thống từ thần thoại đến cổ tích thần kỳ Việt Nam, chúng ta sẽ thấy được những bước phát triển về trình độ nhận thức trong tư duy, trong đời sống tâm linh của xã hội, con người Việt Nam. Từ đó, thấy được sự phát triển trong diễn trình tư duy và diễn trình nghệ thuật bay bổng, lãng mạn của người xưa. Chúng ta còn thấy được những nét tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thần thoại và cổ tích. Đây cũng là yếu tố hấp dẫn và kích thích chúng tôi say mê nghiên cứu chủ đề này. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sẽ tập trung phân tích các nội dung sau: 1 – Khái niệm về nhân vật thần và phạm vi tư liệu truyện khảo sát; 2 – Mô tả và khảo sát nhân vật thần trong truyện thần thoại các dân tộc ít người Việt Nam; 3 – Mô tả và khảo sát nhân vật thần trong một số truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam tiêu biểu; 4 – Nhận xét, đánh giá sự biến đổi của nhân vật thần từ thần thoại đến cổ tích thần kỳ thông qua kết quả khảo sát.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Ban Văn Sử Địa, Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Duy, “Văn hóa tâm linh”, Nxb Hà Nội, 1998, tr.95.
3. Vũ Tự Lập (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb KHXH Hà Nội.
4. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant chủ biên (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Phạm Vĩnh Cư phụ trách nhóm dịch, Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Phòng, Nguyễn Văn Vỹ dịch, Nxb Đà Nẵng và Trường Viết văn Nguyễn Du xuất bản.
5. Nguyễn Bích Hà (2010), Văn học dân gian Việt Nam, in lần thứ hai, Nxb ĐHSP.
6. Vũ Ngọc Khánh chủ biên (1989), Nhân vật thần kỳ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
7. Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và biên soạn (1958 –1982), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, 5 tập, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
8. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên với: Tổng tập văn học các dân tộc ít người Việt Nam, tập 2 – truyện cổ dân gian, Nxb Đà Nẵng, 2002.
9. Nguyễn Thị Huế chủ biên, Trần Thị An với: Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 6 - truyện cổ tích thần kỳ, Nxb Khoa học xã hội, 2004.
10, 11, 12. Xem 5.
13. E.M.Meletinxki (1958), Nhân vật truyện cổ tích hoang đường - xuất xứ của hình tượng, tài liệu đánh máy lưu tại Viện Văn học.
14. Hoàng Tiến Tựu (1998), Văn học dân gian – giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng sư phạm, Nxb Giáo dục Hà Nội, tr.72].
15. Xem 5.
16. Nguyễn Thị Dung (2015), “Vai trò quan trọng của thế giới nhân vật kỳ ảo trong việc giảng dạy Văn học dân gian trong nhà trường phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ V tại Thái Lan về Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội: Nghiên cứu và Đổi mới vì sự phát triển của Cộng đồng và Khu vực 2015 (viết tắt là The ICSSS 2015).
18. Nguyễn Thị Dung (2016), “Thế giới mộng ảo, một thế giới biểu tượng thú vị trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ VI tại Thái Lan về Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội: Đổi mới vì sự thịnh vượng chung 2016 (viết tắt là The ICSSS 2016)
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.