So sánh thể thơ trong dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái

Các tác giả

  • Hà Xuân Hương Đại học Khoa học Thái Nguyên

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/209

Từ khóa:

Thể thơ, dân ca trữ tình sinh hoạt, người Tày, người Thái, so sánh.

Tóm tắt

Người Tày và người Thái sử dụng các thể thơ chủ đạo khác nhau khi sáng tác dân ca trữ tình sinh hoạt. Trong dân ca trữ tình sinh hoạt Tày, thể thơ thất ngôn chiếm ưu thế. Lượn cọi, lượn then, phong slư được sáng tác theo thể thất ngôn kéo dài. Lượn slương dùng thất ngôn tứ tuyệt nên nổi bật ở tính ngắn gọn. Việc sử dụng thể thất ngôn liên quan tới những ảnh hưởng của văn hóa Kinh, Hán tới văn hóa Tày thông qua con đường sách vở, học hành.  Bên cạnh đó, người Thái sử dụng thể thơ tự do cho toàn bộ sáng tác dân ca trữ tình sinh hoạt của mình. Hai kiểu khống kháixư bắc được sử dụng xen kẽ trong bài hát nhằm tạo sự chuyển ý, chuyển đoạn uyển chuyển. Việc sử dụng phổ biến thể thơ này có.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Triều Ân (chủ biên) (2014), Thành ngữ - Tục ngữ - Ca dao dân tộc Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;

2. Phương Bằng (sưu tầm, phiên âm chữ Nôm và dịch) (2012), Phong slư, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;

3. Hoàng Thị Cấp (sưu tầm và dịch) (1994), Chồm bjoóc mạ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;

4. Tòng Văn Hân (2012), Khắp sứ lam của người Thái đen xã Nông Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Nxb Thời đại, Hà Nội;

5. Nguyễn Văn Hòa (sưu tầm, biên dịch) (2001), Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;

6. Kiểu Thu Hoạch (2014), Văn hóa dân gian người Việt – Góc nhìn so sánh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội;

7. Hoàng Văn Páo (chủ biên) (2012), Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;

8. Lục Văn Pảo (sưu tầm, phiên âm và dịch) (1991), Lượn cọi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;

9. Hà Mạnh Phong, Đỗ Thị Tấc (sưu tầm và dịch) (2012), Dân ca Thái Lai Châu, Quyển 2 – Thơ và dân ca tình yêu của người Thái Mường So, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;

10. Đỗ Thị Tấc (sưu tầm và dịch) (2012), Dân ca Thái Lai Châu, Quyển 1 – Chiêng xoong mố bók (mùa xuân mùa hoa), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;

11. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (2002), Tổng tập Văn học dân gian người Việt, tập 15 – Ca dao, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội;

12. Viện Nghiên cứu văn hóa (2007), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 18 – Dân ca, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội;

13. Viện Nghiên cứu văn hóa (2007), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc, Tập 19 – Dân ca, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2021-04-07

Cách trích dẫn

Hà Xuân, H. (2021). So sánh thể thơ trong dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái . TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 4(8), 87–91. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/209

Số

Chuyên mục

Khoa học Xã hội và Nhân văn