Biên soạn từ điển đối dịch trước nguy cơ mai một các ngôn ngữ ở Việt Nam
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/214Từ khóa:
Từ Ä‘iển; từ vá»±ng há»c; ngôn ngữ dân tá»™c thiểu số; ngôn ngữ có nguy cÆ¡ mai má»™tTóm tắt
Nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay đang đứng trước nguy cơ mai một ngôn ngữ đồng thời thất lạc các hình thái văn hóa được lưu giữ và phát triển bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Biên soạn các từ điển được xem là một trong những biện pháp giúp ngôn ngữ trên dừng lại trước nguy cơ này. Từ điển đối dịch là loại từ điển giải thích những đơn vị từ ngữ (đầu mục) của một ngôn ngữ, bằng ngôn ngữ thứ hai, nghĩa là bằng cách dịch cái này ra cái kia. Bài viết này có nhiệm vụ: Từ lí thuyết và thực tế biên soạn từ điển đối dịch (TĐĐD, còn gọi là “từ điển đối chiếu”; hoặc “từ điển hai thứ tiếng”, “từ điển song ngữ” - căn cứ vào dạng thường gặp của loại từ điển này), xác định những yêu cầu đặt ra và phương hướng giải quyết trong việc biên soạn các từ điển Việt - dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số - Việt. Đó là: Các loại từ điển đối dịch cần có ở Việt Nam; chữ viết; chọn tiếng địa phương; xác lập bảng đầu mục: dung lượng, những loại đơn vị ngôn ngữ, nguồn thu thập từ ngữ. Ngoài ra: đối dịch trong từ điển như thế nào.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Atkin B.T.Sue and Michel Rudell (2008), The Oxford Guide to Practical Lexicography, Oxford University Press.
2. Colin Baker, 2008, Những cơ sở của giáo dục song ngữ và vấn đề song ngữ , Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Hữu Hoành (2010), Một số nhận xét bước đầu về từ điển Việt - Dân tộc, Tr. "Từ điển học & Bách khoa thư", s. 3(11).
4. Đặng Chấn Liêu (1997), Vài kinh nghiệm làm từ điển hai thứ tiếng, "Ngôn ngữ", s. 3.
5. Vũ Lộc (2010), Những vấn đề của từ điển hai thứ tiếng Nga - Việt , "Từ điển học & Bách khoa thư", s.5(7).
6. Hartmann R. R. K.and Gregory James (1998), Dictionary of Lexicography, Routledge London and New York.
7. Hoàng Tuệ...,1984, Ngôn ngữ các DTTSViệt Nam và chính sách ngôn ngữ, Nxb Khoa học xã hội, H.
8. Lê Khả Kế (1997), Một vài suy nghĩ về từ điển song ngữ, Tr. "Một số vấn đề Từ điển học", NXB Khoa học xã hội, H.
9. Kimmo Kosonen, 2004, Vai trò của ngôn ngữ trong học tập: nghiên cứu quốc tế nói về vấn đề này như thế nào? Tr. Kỉ yếu Hội nghị quốc gia: Chính sách, chiến lược sử dụng và dạy học tiếng dân tộc, tiếng Việt cho các DTTS, H.
10. Nguyễn Văn Lợi (2009), Dân tộc thiểu số, thông tin tri thức và tạp chí "Từ điển học & Bách khoa thư", "Từ điển học & Bách khoa thư", s. 1.
11. Nguyễn Văn Lợi (2012), Công trình tra cứu về ngôn ngữ và vấn đề bảo tồn ngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong, "Từ điển học & Bách khoa thư", s. 2(16).
12. Nguyễn Tuyết Minh (2010), Một số vấn đề lí luận chung về từ điển học và từ điển song ngữ, Tr. "Một số vấn đề cơ bản về lí luận và phương pháp luận của thế giới và Việt Nam về biên soạn các loại từ điển" (đề tài cấp Bộ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, 2009).
13, Nguyễn Tuyết Minh (2011), Tính đối chiếu của từ điển song ngữ, Tr. Kỉ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc, Hội NNH VN- Trường ĐHNN, ĐH Đà Nẵng.
14 .Tạ Văn Thông,1993, Mối quan hệ giữa chữ và tiếng các DTTSvới chữ và tiếng Việt, Tr: Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H.
15. Hồ Hải Thụy (2009), Từ điển và Từ điển học ngày nay, "Từ điển học & Bách khoa thư", s. 2.
16. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO Băng Cốc, 2007, Tài liệu hướng dẫn Phát triển Chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục cho người lớn tại cộng đồng ngôn ngữ thiểu số, NXB Giao thông Vận tải, H.
17. Viện Ngôn ngữ học, 1993, Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H.
18. Viện Ngôn ngữ học, 2002, Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H.
19. Zgusta L. (1971), Giáo trình từ điển học, Prague and the Hague (bản dịch của Viện Ngôn ngữ học).
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.