Sự khác biệt trong diễn xướng hát đối đáp dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2019/254Từ khóa:
Sá»± khác biệt; diá»…n xÆ°á»›ng hát đối đáp; dân ca trữ tình sinh hoạt; ngÆ°á»i Tà y; ngÆ°á»i Thái.Tóm tắt
Là những dân tộc chủ thể văn hóa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, người Tày và người Thái có đời sống văn hóa vô cùng đặc sắc, trong đó phải kể đến các diễn xướng hát đối đáp dân ca trữ tình sinh hoạt. Qua so sánh, chúng tôi thấy diễn xướng hát đối đáp dân ca trữ tình sinh hoạt Tày, Thái có sự khác biệt về tính tổ chức, không gian, thời gian, dạng diễn xướng theo sách, sự tham gia của vũ đạo vào diễn xướng. Từ đó, có thể thấy diễn xướng hát đối đáp dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày nổi bật ở tính tổ chức, sự ổn định; diễn xướng hát đối đáp dân ca trữ tình sinh hoạt của người Thái nổi bật ở tính tự do, sự sinh động. Những điểm khác biệt này là cơ sở để nhận thức về bản sắc văn hóa của hai dân tộc Tày, Thái.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Triều Ân, Hoàng Quyết (sưu tầm và biên soạn), Thành ngữ - Tục ngữ - Ca dao dân tộc Tày, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2014.
2. Nguyễn Văn Hòa (sưu tầm, biên dịch), Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001.
3. Vi Hồng, Sli lượn dân ca trữ tình Tày Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1979.
4. Nguyễn Xuân Kính, Con người, môi trường và văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2013.
5. Hoàng Ngọc La (chủ biên), Văn hóa dân gian Tày, Sở Văn hóa thông tin Thái Nguyên xuất bản, 2002.
6. Hoàng Văn Páo (chủ biên), Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2012.
7. Dương Đình Minh Sơn, Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc trưng trong dân ca Thái Tây Bắc Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Hà Nội, 2001.
8. Kiều Trung Sơn, “Nhìn lại khái niệm diễn xướng”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5/2012, tr.3-12.
9. Viện Nghiên cứu Văn hóa, Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 23 – Nhận định và tra cứu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 2010.
10. La Công Ý, Đến với người Tày và văn hóa Tày, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.