Tiềm năng du lịch Lâm Bình-Tuyên Quang: di tích tiền, sơ sử và tôn giáo
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2019/271Từ khóa:
Du lịch, Lâm Bình, di tÃch Tiá»n SÆ¡ sá», tôn giáoTóm tắt
Tuyên Quang là mảnh đất có người cư trú từ thời văn hóa thời đại đồ đá mới Hòa Bình với hang Phia Vài (Lâm Bình), có trống đồng Chiêm Hóa và một số di chỉ thuộc văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Đây còn là nơi có các di tích tôn giáo nổi tiếng như chùa Phúc Lâm (Lâm Bình) và nhiều chùa khác. Tác giả đã đánh giá các giá trị của di tích này trong bối cảnh chung của lịch sử Việt Nam.
Việc khai thác du lịch tại Lâm Bình-Tuyên Quang đã được làm khá tốt. Tuy nhiên, chúng ta mới nghiêng về khai thác thế mạnh là các thắng cảnh tự nhiên hay các lễ hội của đồng bào các dân tộc. Trong khi đó, mảng du lịch di tích còn bị coi nhẹ. Tác giả phân tích thực trạng mảng du lịch này và có một số kiến nghị về giải pháp phát triển các tua du lịch “về nguồn” để khách tham quan biết về lịch sử mảnh đất và con người nơi đây.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Vinh, Trình Năng Chung, Trịnh Văn Tĩnh (1995), Phát hiện đồ đá ở di chỉ Đầm Hồng (Tuyên Quang), trong sách: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 732.
2. Bùi Vinh, Trình Năng Chung, Đinh Thị Tường (1995), Về Sưu tập đá, gốm Bình Ca ở kho Bảo tàng Tuyên Quang, trong sách: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 76.
3. Quách Dũng (1989), Trống đồng Chiêm Hóa, trong sách: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1989, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 71.
4. Quốc sử quán triều Nguyễn (Bản dịch năm 2006), Đại Nam Nhất Thống chí, tập 4, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2006, tr. 389
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.