Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nhìn từ khung lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2019/277Từ khóa:
Lợi thế cạnh tranh, chế biến gá»—, M. Porter, cạnh tranh quốc gia.Tóm tắt
Ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện đang nằm trong số các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Giá trị kim ngach xuất khẩu của ngành trong những năm gần đây liên tục tăng. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu song năng lực cạnh tranh của ngành chưa thực sự được như kỳ vọng. Trên cơ sở phân tích các tài liệu và thực tiễn, sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, bài viết này vận dụng mô hình Kim cương của M. Porter để đánh giá thực trạng của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Bài viết cũng chỉ ra rằng để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp: 1) Chủ động nguồn gỗ nguyên liệu cho sản xuất và chế biến; 2) Đối mới thiết kế mẫu mã sản phẩm và nâng cao công nghệ chế biến; 3) Nâng cao tay nghề cho người lao động; 4) Tăng cường hiệu quả hoạt động xuất khẩu và xúc tiến thương mại
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải Quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.
2. Quyết định 2728/QĐ-BNN-CB phê duyệt công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Nguyễn Tôn Quyền.2018. Báo cáo: Thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Tổng thư ký Hiệp hội chế biến gỗ và Lâm sản Việt Nam.
4. Tô Xuân Phúc và cộng sự. 2019. Báo cáo: Việt Nam xuất khẩu gỗ 2018-một năm nhìn lại và xu hướng 2018. Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam.
5. Trần Văn Hùng. 2014. Thực trạng năng lực sản xuất ngành chế biến gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 4-2014.
6. Tô Xuân Phúc. 2017. Báo cáo ngành lâm sản: Liên kết trong ngành chế biến gỗ-Tăng cường cơ hội, giảm rủi ro vì mục tiêu phát triển bền vững. Forest Trends.
7. Michael E. Porter. 2008. Lợi thế cạnh tranh. Nhà xuất bản Trẻ.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.