Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tích hợp kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2019/278Từ khóa:
Kỹ năng sống; dạy há»c tÃch hợp; há»c sinh tiểu há»c; các biện phápTóm tắt
Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, học sinh tiểu học được tiếp xúc với xã hội rất sớm, cho nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thực sự rất cần thiết. Việc dạy học tích hợp kỹ năng sống cơ bản cho học sinh tiểu học trên lớp và sinh hoạt, trải nghiệm ngoại khóa không chỉ mang lại lợi ích về mặt sức khoẻ mà còn giúp các em sớm có ý thức để làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Để làm tốt những yêu cầu này cần có các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tích hợp kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Nhà trường, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác cần có những phối hợp đồng bộ để tạo điều kiện cho học sinh tiểu học trải nghiệm thực tế nhằm tạo nên vốn sống, nảy nở các phẩm chất, kỹ năng sống làm nền tảng cho sự phát triển nhân cách.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, 2017.
2. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier, Lý luận dạy học hiện đại – cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2014.
3. Nguyễn Anh Dũng (chủ nhiệm), Phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn sau năm 2015, Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số: B2011-07NV, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2013.
4. Nguyễn Văn Đản, Tổ chức hoạt động học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.
5. Nguyễn Đức Minh (chủ biên), Dương Văn Hưng, Trần Hải Toàn, Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2015.
6. Life Skills Education for Children and Adolescents in Schools, World Health Organization, 1997.
7. Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/2/2014 về việc ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
8. Bùi Hiển (2013), Từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.