Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến công tác quản lý và bảo vệ rừng tại xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2019/284Từ khóa:
Hoạt Ä‘á»™ng sinh kế; công tác quản lý và bảo vệ rừng; bảo vệ và phát triển rừngTóm tắt
Kết quả nghiên cứu “Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến công tác quản lý và bảo vệ rừng tại xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang” cho thấy, Thanh Tương là một xã có diện tích rừng lớn, do đó các hoạt động sinh kế của người dân ít nhiều cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý và bảo vệ rừng. Các hộ gia đình tham gia hỗ trợ vào công tác bảo vệ và phát triển rừng như: trồng rừng, thông tin hay báo cáo tình hình về rừng, diễn biến, hành vi vi phạm đến rừng cho cán bộ quản lý và bảo vệ rừng để kịp thời có biện pháp xử lý và ngăn chặn. Ngoài những ảnh hưởng tích cực tới công tác quản lý và bảo vệ rừng, trong quá trình hoạt động sinh kế cũng đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ quản lý như các hành vi phá rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật trái phép…
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội tại địa phương và tình hình công tác quản lý bảo vệ rừng, đã xác định được các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tác động bất lợi đến tài nguyên rừng, đồng thời tìm ra các nguyên nhân để đưa ra các giải pháp cải thiện sinh kế của cộng đồng bao gồm: (1) Giải pháp về chính sách và pháp luật; (2) Giải pháp về kinh tế; (3) Giải pháp về khoa học kỹ thuật; (4) Giải pháp giáo dục tuyên truyền.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Duy Thắng (2007), “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa”, Tạp chí Xã hội học, Số 4, tr. 37-47.
2. Nguyễn Văn Toàn (2012),“Ảnh hưởng của chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”,Tạp chí khoa học, Trường Đại học Huế.
3. Trần Đức Viên, Nguyễn Quang Vinh, Mai Văn Thành (2005), Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Ủy ban nhân dân xã Thanh Tương (2016), Báo cáo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn (2016-2020).
5. Ủy ban nhân dân xã Thanh Tương (2016), Báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thanh Tương năm 2016.
6. Ủy ban nhân dân xã Thanh Tương (2017), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2017; giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2018.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.