Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2030
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2019/294Từ khóa:
Quản lý nhà nÆ°á»›c; khai thác khoáng sản; đánh giá; giải pháp; Tuyên QuangTóm tắt
Khai thác khoáng sản là một hoạt động đã và đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Với đặc thù của ngành công nghiệp khai khoáng là gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nhưng lại đem về giá trị kinh tế cao, khiến cho việc quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản thực sự gặp nhiều khó khăn khi phải tìm cách cân bằng giữa việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Khoáng sản Tuyên Quang được phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và chủ yếu là các điểm mỏ phân tán nhỏ lẻ chỉ phù hợp với phát triển công nghiệp địa phương. Thực hiện tốt quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tăng nguồn thu ngân sách, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghiên cứu tập trung đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2011-2018 và những giải pháp được đề xuất đến năm 2030.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Chính trị, 2011. Nghị quyết số 02/NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Chính phủ, 2016. Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
3. Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang: Báo cáo kết quả thu, nộp các khoản thuế, phí phần chênh lệch giữa đo mỏ và kê khai thuế của doanh nghiệp, tiền cấp quyền KTKS các năm từ 2010 đến năm 2017.
4. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang: Niên giám thống kê năm 2017. Nhà xuất bản thống kê.
5. Quốc hội, 2010. Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/10/2010.
6. Lại Hồng Thanh, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ TNMT, 2017. Tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 2 tháng 2/2017, trang 10-11.
7. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
8. Trần Thanh Thủy và cộng sự, 2012. Khoáng sản - Phát triển - Môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, Hà Nội, Nhà xuất bản Mỹ thuật.
9. Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện Tư vấn Phát triển, 2010. Báo cáo nghiên cứu đánh giá Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
10. Sở TNMT tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo định kỳ kết quả HĐKS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang các năm 2011 đến 2018.
11. UBND tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo tình hình HĐKS các năm từ 2010 đến 2018.
12. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2017. Quyết định số 514/QĐ- UBND ngày 31/12/2017 phê duyệt 13. Báo cáo điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
14. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2018, Quyết định về việc ban hành phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, số 77/QĐ-UBND ngày 23/3/2018.
15. Huỳnh Quang Vinh, 2014. Quản lý tài nguyên khoáng sản ở cấp địa phương: Thách thức và bất cập chính sách. Hội thảo khoa học: Phân cấp và các sáng kiến quản trị tốt tài nguyên khoáng sản ở cấp địa phương. Sở Công Thương tỉnh Bình Định phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.