PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỘ TRỒNG CAM Ở TỈNH TUYÊN QUANG
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2020/318Từ khóa:
Quả cam, hiệu quả kinh tế, há»™ trồng cam, Tuyên Quang, yếu tố ảnh hưởng, doanh thu và thu nháºp của há»™.Tóm tắt
Nghiên cứu đã khảo sát 150 hộ trồng cam ở tỉnh Tuyên Quang và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập từ sản xuất cam của nông hộ. Kết quả phân tích từ mô hình hồi quy đa biến cho thấy các yếu tố như kinh nghiệm, tập huấn, quy hoạch, vay vốn, mô hình sản xuất cam VietGAP, mức độ đầu tư đều có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu bán cam của hộ sản xuất. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cam của hộ là căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ trồng cam như: Nâng cao năng lực sản xuất cho nông hộ; Mở rộng quy mô diện tích đất trồng cam/hộ; Tăng cường nguồn vốn đầu tư; Nhân rộng mô hình sản xuất cam VietGAP; Tổ chức quy hoạch tốt vùng sản xuất cam tập trung; Sử dụng các giống cam rải vụ và các biện pháp bảo quản, chế biến để kéo dài thời gian tiêu thụ sản phẩm; Tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang (2019). Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2018. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang (2019). Báo cáo tình hình phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Tuyên Quang.
3. Tabachnick, B. G., and Fidell, L. S. (1996). Using Multivariate Statistics (3rd ed.). New York: Harper Collins.
4. Trần Thị Diên (2019). Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Sách chuyên khảo. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên. ISBN: 978-604-915-8964.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2014), Đề án Phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014-2020, Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 27/8/2014.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2018). Quy hoạch sử dụng đất trồng cam huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.