ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT VÀ NGUYÊN NHÂN LÀM SUY THOÁI THẢM THỰC VẬT Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2015/341Từ khóa:
Rừng thứ sinh, thảm thá»±c váºt, thảm cây bụi, thảm cá», huyện Vị Xuyên.Tóm tắt
Trong 3 kiểu thảm thực vật (thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh) đã thống kê được 557 loài thuộc 393 chi, 114 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch: ngành Thông đất, ngành Cỏ tháp bút, ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành Ngọc lan. Trong đó 15 họ có từ 10 loài trở lên (chiếm 42,01% tổng số loài), có 13 chi có từ 4 loài trở lên (chiếm 12,39% tổng số loài), có 33 loài thực vật quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 7 loài được ghi nhận trong Nghị định 32 của Chính phủ. Phần lớn các loài cây thống kê được đều là các loài tiên phong ưa sáng vì có thể bắt gặp chúng mọc trên đất sau khai thác kiệt, trên các chỗ trống của rừng sau khi những cây gỗ lớn bị chặt hạ. Tuy có thành phần thực vật phong phú và đa dạng nhưng thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên lại đang bị suy giảm đáng kể cả về diện tích và chất lượng mà nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động khai thác gỗ, thai thác củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ khác và cháy rừng...Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và cộng sự (2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần Thực vật), Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/ NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.
5. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, tập I - III, Nxb Motreal, Canada.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.