MỐI QUAN HỆ GIỮA MẬT ĐỘ HANG VÀ MẬT ĐỘ CUA (BRACHYURA) TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HOÁ

Các tác giả

  • Hoàng Ngọc Khắc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Việt Nam
  • Hoàng Anh Dũng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Việt Nam
  • Vương Thị Kim Dung Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Tú Uyên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2021/565

Từ khóa:

Mối quan hệ, mật độ hang, mật độ cua, rừng ngập mặn, Hậu Lộc, Thanh Hoá

Tóm tắt

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ hang và mật độ cua trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc được thực hiện vào 12/2020 tại 19 điểm đại diện cho 3 sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy mật độ hang và mật độ cua có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tăng dần từ các sinh cảnh ven rừng về phía biển (rừng thưa, cây thấp dưới 5 tuổi), sinh cảnh rừng mới trồng (rừng từ 5 – 9 tuổi) đến các sinh cảnh rừng trồng lâu năm (trên 9 tuổi). Tại các điểm khảo sát, các sinh cảnh có tuổi rừng càng cao, độ che phủ lớn, lượng mùn bã hữu cơ từ lượng vật chất rơi rụng nhiều thì mật độ hang cua càng nhiều, có thể tới hơn 150 hang/m2 và mật độ cua có thể tới gần 50 con/m2. Đã xác định được mối tương quan giữa mật độ hang và mật độ cua ở các sinh cảnh và trong toàn hệ sinh thái rừng ngập mặn. Trong đó tương quan giữa mật độ hang và mật độ cua ở rừng mới dưới 5 tuổi trồng là không chặt chẽ, ở rừng 5-9 tuổi và rừng trên 9 tuổi là tương quan thuận và khá chặt chẽ (với R² = 0.6636 và R² = 0.6734). Tương quan giữa mật độ hang, mật độ cua trong toàn bộ khu vực rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc cũng là tương quan thuận và chặt chẽ (với R² = 0.8481).

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

[1] Cuc, N. T. K., Hien, H. T. (2020). Community-based mangrove rehabilitation and management in Hau Loc district, Thanh Hoa province. Journal of Irrigation and Environmental Science, 69: 43-49.

[2] Pestana, D.F., Pülmanns, N., Nordhaus, I. et al. (2017). The influence of crab burrows on sediment salinity during the dry season in a Rhizophora- dominated mangrove forest in North Brazil. Hydrobiologia, 803:295 – 305.

[3] Salgado, K. C. P., McGuinness, K. A. (2006). A Comparison of Methods for Estimating Relative Abundance of Grapsid Crabs. Wetlands Ecology and Management, 14(1):1-9.

[4] Sasekuma, A. (1984). Methods for the study of mangrove fauna. The mangrove ecosystem: Research methods. Unesco. 145-159.

[5] Valero-Pacheco, E., Alvarez, F., Abarca-Arenas, L., Escobar, M. (2007). Population density and activity pattern of the ghost crab, Ocypode quadrata, in Veracruz, Mexico. Crustaceana, 80: 313–325.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2021-09-06

Cách trích dẫn

Hoàng Ngọc, K., Hoàng Anh, D., Vương Thị, K. D., & Phạm Tú, U. (2021). MỐI QUAN HỆ GIỮA MẬT ĐỘ HANG VÀ MẬT ĐỘ CUA (BRACHYURA) TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HOÁ. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 7(22). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2021/565

Số

Chuyên mục

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả