QUAN ĐIỂM CỦA HỌC SINH LỚP 11 VỀ VIỆC HỌC KỸ NĂNG VIẾT. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ LÃO, TỈNH HƯNG YÊN
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/775Từ khóa:
quan điểm; sự không quan tâm; tính tự chủ; thực tiễn sư phạm; kiểm tra, đánh giáTóm tắt
Nghiên cứu này đã khảo sát quan điểm của học sinh lớp 11 về việc thực hành dạy kỹ năng viết tiếng Anh tại trường. Phương pháp mô tả, định lượng được tiến hành với sự tham gia của 57 học sinh lớp 11 tại trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong học kỳ 2 năm học 2021-2022. Khảo sát mô tả được sử dụng một phần bảng câu hỏi của Đại học Marquette (2008) đã được sử dụng để khảo sát người tham gia, xem xét quan điểm của người học đối với kỹ năng Viết tiếng Anh tổng quát; Kỹ năng Ngữ pháp, dấu câu và hành văn, và chiến lược cách sử dụng Ngữ pháp, dấu câu và hành văn. Kết quả cho thấy học sinh trung học phổ thông viết đoạn văn tiếng Anh chưa tốt do hình thức kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh chỉ tập trung vào các bài thi trắc nghiệm, không có tự luận. Bên cạnh đó, sự tự chủ của người học trong việc cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh không được khuyến khích, phát triển. Phát hiện của nghiên cứu này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách giáo dục điều chỉnh chương trình giảng dạy tiếng Anh để ưu tiên thúc đẩy kỹ năng viết. Đồng thời, giáo viên dạy tiếng Anh nên thay đổi phương pháp sư phạm để nâng cao nhận thức của người học về vai trò quan trọng của kỹ năng viết tiếng Anh. Đối với những người học tiếng Anh, họ có thể nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng viết tiếng Anh hiệu quả. Cuối cùng, các nghiên cứu trong tương lai có thể tham khảo các phát hiện của nghiên cứu này nhằm nâng cao độ tin cậy cho những nghiên cứu của họ.Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1]. Bailey, S. (2011). Academic Writing: A Handbook for International Students (3rd ed.). Abingdon/New York, NY: Routledge.
[2]. Schreurs, J., & Dumbraveanu, R. (2014). A Shift from Teacher Centered to Learner Centered Approach. International Journal of Engineering Pedagogy (iJEP), 4(3), 36-41. https://doi.org/10.3991/ijep.v4i3.3395
[3]. Brown, H. D. (2014). Principles of language learning and teaching (6th ed.). Pearson Education.
[4]. Harmer, J. (2018). How to teach writing (6th ed.). England: Pearson education.
[5]. Ur, P. (2012). A course in language teaching: Practice and theory (2nd ed.). Cambridge: Cambridge University Press.
[6]. Pham, V. P. H., & Truong, M. H. (2021). Teaching Writing in Vietnam’s Secondary and High Schools. Education Sciences, 11(10), 1-23. https://doi.org/10.3390/educsci11100632
[7]. Zahra, G. M., Emilia, E., & Nurlaelawati, I. (2020). An Analysis of Cohesion and Coherence of Descriptive Texts Written by Junior High School Students. Proceedings of the Thirteenth Conference on Applied Linguistics (CONAPLIN 2020). Advances in Social Science, Education and Humanities Research, 546, 195-202. https://doi.org/10.2991/assehr.k.210427.030
[8]. Dinh, Q, L. (2019). Common errors made by the 10th graders in writing English paragraphs at a high school in Hanoi [Unpublished master’s thesis]. Vietnam Academy of Social Sciences - Graduate Academy of Social Sciences
[9]. Péry-Woodley, M. (1991). Writing in L1 and L2: Analysing and evaluating learners' texts. Language Teaching, 24(2), 69-83. https://doi.org/10.1017/S0261444800006170
[10]. Pham, V, P. H., & Do, T. P. T. (2019). High School Students’ Common Errors in Writing Essays. International Journal of English Linguistics, 9(6), 309-319. https://doi.org/10.5539/ijel.v9n6p309
[11]. Juraboyeva, G., & Siddikova, N. (2021). Basic approaches in teaching writing. Central Asian Journal of Innovations and Research, 1(2), 20-22. https://www.sciencepublish.org/index.php/cajir/article/view/72
[12]. VanPatten, B., & Williams, J. (2020). Theories in second language acquisition: An introduction (3rd Eds.). New York: Routledge.
[13]. Do, V. L. (2012). Errors made by tenth graders at Thuan Thanh II High School in their writing in English [Unpublished master’s thesis]. University of Languages and International Studies, Vietnam National University]. https://lib.ulis.vnu.edu.vn/cgi-bin/koha/opac-detail.pl?biblionumber=25007
[14]. Thuy, T. T. N. (2017). Teaching Writing Using Genre-Based Approach: a Study at a Vietnamese University. Language Education in Asia, 8(2), 192-212. http://dx.doi.org/10.5746/LEiA/17/V8/I2/A05/Truong
[15]. Ferris, D. R. (2014). Treatment of Error in Second Language Student Writing (2nd ed.). Ann Arbor: University of Michigan Press. https://doi.org/10.3998/mpub.2173290
[16]. Corder, S. (1975). Error Analysis, Interlanguage and Second Language Acquisition. Language Teaching & Linguistics, 8(4), 201-218. https://doi.org/10.1017/S0261444800002822
[17]. Dirgeyasa, I. W. (2016). Genre-Based Approach: What and How to Teach and to Learn Writing. English Language Teaching, 9(9), 45-51. http://dx.doi.org/10.5539/elt.v9n9p45
[18]. James, C. (1998). Errors in language learning and use: Exploring error analysis. London; New York: Longman.
[19]. Lastres-López, C. & Manalastas, G. (2017). Errors in L1 and L2 University Students’ Writing in English: Grammar, Spelling and Punctuation. Revista Electrónica de Lingüística Aplicada, 16(1), 118-134. https://rael.aesla.org.es/index.php/RAEL/article/view/325.
[20]. Nguyen, T. H. (2020). Common grammatical errors in English writing - A case study with second-year students of information technology at HAUI. Can Tho University Journal of Science, 12(1), 37-44. https://doi.org/10.22144/ctu.jen.2020.005
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.