NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THƯỜNG XUÂN (Hedera helix L.) THEO HƯỚNG DẪN GACP-WHO TẠI SAPA – LÀO CAI
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/795Từ khóa:
ThÆ°á»ng xuân, Hedera helix L, quy trình, tiêu chà GACP – WHOTóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng, khoảng cách, độ che sáng và lượng đạm bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Thường xuân nhập nội (Hedera helix L.) được trồng tại Sa Pa, Lào Cai từ đó làm cơ sở để xây dựng được quy trình trồng cây theo tiêu chí GACP – WHO. Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 3 lần nhắc lại, với thời vụ trồng (15/10, 15/11 và 15/12), khoảng cách (20*30, 25*30, 30*30cm), độ che sáng (0%, 0%, 60%, 90%) và lượng đạm bón (Nền + 150 kg N, 200 kg N, 250 kg N, 300 kg N). Kết quả cho thấy thời vụ trồng 15/10 (công thức 1), với khoảng cách 20*30 cm hoặc 25*30 cm, độ che sáng từ 60 - 90% và lượng đạm bón: Nền + 150 kgN hoặc 200 kgN cho các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất đạt cao (từ 2.34 - 2.74 tấn/ha).
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1]. Đại học Quốc gia Hà Nội - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2005). Danh mục các loài thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005, Tr 193.
[2]. Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II, NXB Khoa học kỹ thuật.
[3]. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
[4]. Trịnh Thị Điệp và cs (2018), Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời Hederacosid C và α hederin trong lá thường xuân bằng phương pháp HPLC, Tạp chí dược liệu số 6/2016, Viện Dược liệu.
[5]. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 2, NXB Trẻ, tr 776.
[6]. Nguyễn Thị Thu Hường và cs (2014), Nghiên cứu lựa chọn và xác định một số thành phần trong cao phân đoạn có hoạt chất tính kháng oxi hóa từ cây lá thường xuân (Hedera helix.L, Tạp chí Khoa học và công nghệ, trường Đại học khoa học Huế.
[7]. Cioaca C, Margineanu C, Cucu V. The saponins of Hedera helix with antibacterial activity, Pharmazie, 1978; 33(9):609-10.
[8]. Hänsel R, Keller K, Rimpler H, Schneider G. Drogen E-O. Berlin: Springer-Verlag 1993:399-404.
[9]. Zhi-Yun Zhang, Anmin Lu & William G. D'Arcy, Flora of China. Araliaceae.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.