ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN XÃ PHÚ THỊNH, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hồng Viên Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/799

Từ khóa:

Đánh giá nhận thức, Chất thải rắn sinh hoạt, Phân loại chất thải rắn sinh hoạt, Ô nhiễm môi trường, xã Phú Thịnh

Tóm tắt

Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một trong những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, phương pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra và phương pháp thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phú Thịnh là 0,66kg/người/ngày, cao gấp 2,27 lần so với bình quân tại khu vực trung du miền núi phía Bắc. Nhận thức của người dân xã Phú Thịnh về phân loại CTRSH tại nguồn được đánh giá thông qua hiểu biết, thái độ và hành vi của người dân, đạt 6,58 điểm quy đổi. Người dân có nhận thức khá tốt về phân loại CTRSH. Nhóm tác giả đề đề xuất 2 giải pháp nâng cao nhận thức của người dân: Chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền về phân loại CTRSH đến các hộ gia đình và đẩy mạnh vai trò của Đoàn thanh niên, hội Phụ nữ... trong công tác tuyên truyền, quản lý CTRSH tại nguồn.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia 2019, chuyên đề quản lý chất thải rắn, NXB Dân trí, trang 18, 2020.

[2]. Nguyễn Thị Hồng Viên, Chu Thị Hồng Huyền (2018), “Xây dựng mô hình quản lý rác thải tại xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐHTN, tập 189, số 13, trang 135 - 142, 2018.

[3]. Nguyễn Thị Hồng Viên, Chu Thị Hồng Huyền, Nguyễn Thu Huyền, Nguyễn Thị Đông (2022), “Đánh giá nhận thức của người dân phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐHTN, tập 227, số 09, trang 408 - 414, 2022.

[4]. Lương Thị Mai Ly, Phạm Minh Chinh (2013), “Đánh giá hiện trạng và dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020,” Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, tập 1, số 1, trang 25 - 30, 2013.

[5]. Cổng thông tin điện tử xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ (2020), Giới thiệu chung về xã Phú Thịnh, http://phuthinh.daitu.thainguyen.gov.vn/gioi-thieu-chung/

[6]. Nguyễn Thanh Giao, Nguyễn Thị Ngọc Trăm (2000), “Nghiên cứu sơ bộ thành phần và hiện trạng quản lý chất thải nhựa tại xã Long Trị A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tập 31, trang 76- 85, năm 2020.

[7]. Nguyễn Thị Nhâm Tuất (2000), “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐHTN, tập 225, số 06, trang 355 - 361, năm 2020.

[8]. Ngô Văn Giới, Cao Minh Chính, Nguyễn Thị Nhâm Tuất (2000), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐHTN, tập 225, số 06, trang 396 - 404, năm 2020.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2022-11-17

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Hồng, V. (2022). ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN XÃ PHÚ THỊNH, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 8(3). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/799

Số

Chuyên mục

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ