THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI LÀNG NGHỀ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/817Từ khóa:
hoạt động trải nghiệm, địa phương, giáo viên mầm non, làng nghề, đào tạo giáo viênTóm tắt
Hiện nay, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng khai thác các yếu tố mang tính địa phương, vùng miền đang được đẩy mạnh nhờ những ưu điểm như: khai thác và bảo tồn các giá trị về thiên nhiên và văn hóa; tính khả thi cao; gần gũi với người học... Để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định đã và đang tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại làng nghề địa phương.Trong bài viết, tác giả đã đề xuất quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm gồm 7 bước: Bước 1: Lựa chọn chủ đề hoạt động trải nghiệm văn hóa địa phương gắn liền với chương trình đào tạo GV mầm non; Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động; Bước 3: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động; Bước 4: Lập kế hoạch; Bước 5: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy; Bước 6: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động; Bước 7: Đánh giá việc thực hiện quy trình. Tác giả đã lấy ví dụ về thiết kế hoạt động trải nghiệm tại làng nghề làm nón Nghĩa Châu của tỉnh Nam Định cho sinh viên ngành giáo dục mầm non.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1] Đào Thị Anh Lê (2018). Hoạt động trải nghiệm trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt (tháng 11/2008): tr 19-21.
[2] Đào Thị Anh Lê, Vũ Thị Thanh Hương, Phạm Thị Minh Tâm (2022). Nghiên cứu đề xuất một số hoạt động trải nghiệm văn hóa địa phương trong đào tạo GV mầm non tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định.
[3] Nguyễn Thị Liên (chủ biên, 2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4] Ngô Văn Nam (2021). Tăng cường hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non qua hoạt động tạo hình bằng nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Hướng tới đổi mới đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định (tháng 5/2021): tr 215-217.
[5] Đinh Thị Kim Thoa (2015). Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỉ yếu hội thảo Quốc tế, Học viện Quản lí giáo dục.
[6] Nguyễn Mạnh Tuấn, Hoàng Thị Phương (2017). Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt (tháng 12/2017): tr 20-23.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.