ẨN DỤ Ý NIỆM “NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ MÓN ĂN “ TRONG TIẾNG VIỆT
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2016/85Từ khóa:
tri nháºn, ẩn dụ, ý niệm, món ăn, phụ nữ.Tóm tắt
Dưới ánh sáng của Ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ MÓN ĂN trong tiếng Việt phản ánh khá rõ nét đặc trưng tư duy và văn hóa của người Việt. Xem xét trên miền nguồn, miền món ăn gồm các tiểu miền tên gọi món ăn, mùi vị món ăn, hoạt động của con người với món ăn, cảm nhận của con người với món ăn. Mỗi tiểu miền phản ánh đặc điểm nhận thức phong phú, đa dạng của người Việt về các phương diện liên quan đến món ăn trong cuộc sống.
Miền nguồn món ăn ánh xạ đến miền đích con người tạo nên các ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ MÓN ĂN, trong đó có một nhóm mang đặc trưng giới tính nữ rõ nét, được xác lập thành ẩn dụ bậc dưới NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ MÓN ĂN. Hệ thống ý niệm của ẩn dụ này bao gồm: Ngoại hình phụ nữ là hình thức món ăn; Đặc điểm phụ nữ là đặc điểm món ăn; Hoạt động với phụ nữ là hoạt động với món ăn; Thân phận phụ nữ là loại món ăn. Ẩn dụ ý niệm này thể hiện rõ nét vai trò, vị trí quan trọng của người phụ nữ trong cuộc sống, tâm thức cũng như tư duy ngôn ngữ dân tộc Việt Nam.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học Tri nhận (Ghi chép và suy nghĩ), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận ẩn dụ tri nhận, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
3. G.Lakoff - M.Johnson (2003), Metaphors we Live by, The University of Chicago Press, London
4. Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng Việt , Nxb Đà Nẵng.
5. Lí Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb KHXH Hà Nội.
6. Đặng Thị Hảo Tâm (2010), Trường từ vựng - ngữ nghĩa“ món ăn” và ý niệm “con người”, Tạp chí Ngôn ngữ số 5.2010
7. Đinh Phương Thảo (2009), Đặc điểm tri nhận của người Việt qua trường từ vựng “thức ăn”, Luận văn thạc sĩ. Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt - Trong sự so sánh với những dân tộc khác, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.