ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA ĐẤT BÁN NGẬP THEO CAO TRÌNH NGẬP TẠI KHU VỰC LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA

Các tác giả

  • Trần Thị Phả Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên
  • Trần Văn Điền Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên
  • Đàm Xuân Vận Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên
  • Hoàng Quý Nhân Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên
  • Nguyễn Văn Giáp Trường Đại học Tân Trào

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2017/89

Từ khóa:

Đất bán ngập, cao trình ngập, tính chất đất, vùng hồ, thủy điện Sơn La.

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu tại khu vực lòng hồ, cho thấy các tính chất đất có sự khác nhau rõ rệt theo độ sâu của cao trình ngập: Hàm lượng cấp hạt cát: từ cao trình CT1(cao trình MNCN 215m), xuống cao trình CT2 (cao trình 190 - 195m) tăng, từ cao trình CT2 xuống Cao trình CT3 giảm, từ cao trình CT3 (cao trình ngập từ 175 - 190m), xuống cao trình CT4 (Cao trình MNC 175m), tăng, hàm lượng cấp hạt limon: trung bình tại các cao trình nghiên cứu lại ngược lại với các thành phần hạt cát, dao động từ 31,50 - 58,52%. Trong đó ở vị trí lớn nhất là CT3 (cao trình ngập từ 175 - 190m) và thấp nhất ở cao trình CT1. Về hàm lượng cấp hạt sét: trung bình tại các cao trình  nghiên cứu dao động từ 19,48 - 29,37%. Trong đó vị trí lớn nhất tại CT1 (cao trình ngập 215m). Cao trình có hàm lượng sét thấp nhất là CT4, Về tính chất đất, ở cao trình CT1(cao trình MNCN 215m), và cao trình (cao trình 190 - 195m), thể hiện tính chất cơ bản là đất chua, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng mùn, đạm có xu hướng tích tụ theo độ sâu, cation kiềm, ở mực thấp hơn các cao trình sau, hàm lượng Al3+, tăng dần đến cao trình 190 -195m. Đối với cao trình CT3 (cao trình ngập từ 175 - 190m), và cao trình CT4 (Cao trình MNC 175m), Thể hiện sự lắng đọng chất dinh dưỡng do vậy PH, tăng dần, và các chất dinh dưỡng tăng dần đến mực nước chết, hàm lượng mùn, đạm có xu hướng tích tụ giảm dần theo độ sâu,cation kiềm, giảm dần đến mực nước chết, hàm lượng Al3+, giảm dần.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bảo vệ Môi trường, Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước sông Mekong (2006), Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam, Hà Nội;

2. Đỗ Xuân Đức, (2013). “Kinh nghiệm sử dụng tài nguyên gắn với bảo vệ môi trườngcủa cộng đồng người Thái tại ven hồ thủy điện Sơn La” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 29, Số 3 (2013) 26‐34.

3. Quyết định 198/QĐ_TTg, ngày 10 tháng 02 năm 2011. Quyết định về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang trong mùa lũ hàng năm.

4. Thông tư 03/2012/TT – BTNMT, ngày 12 tháng 04 năm 2012. Quy định việc quản lý, sư dụng đất bán ngập nước lòng hồ thủy điện, thủy lơi;

5. Vũ Trung Tạng, (2004). “Những quan điểm và sự phân loại ĐNN ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, KHTN&CN. T.X.X, Số 3PT, tr. 58-65;

6. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2007), Quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý vùng bán ngập công trình Thuỷ điện Sơn La, Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2020-12-08

Cách trích dẫn

Trần Thị P., Trần Văn Điền, Đàm Xuân V., Hoàng Quý N., & Nguyễn Văn G. (2020). ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA ĐẤT BÁN NGẬP THEO CAO TRÌNH NGẬP TẠI KHU VỰC LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 3(5), 131–138. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2017/89

Số

Chuyên mục

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ