NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ SỤC KHÍ ĐẾN HIỆU QUẢ XỬ LÝ COD, NITO TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN SAU XỬ LÝ YẾM KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỌC SINH HỌC NGẬP NƯỚC

Các tác giả

  • ThS. Đặng Thị Hồng Phương

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2016/96

Từ khóa:

COD, chế độ thí nghiệm, lọc sinh học ngập nước, nước thải chăn nuôi lợn, sục khí.

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là lựa chọn chế độ sục khí thích hợp nhất để vận hành hệ thống lọc sinh học ngập nước trong việc xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau xử lý yếm khí. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chế độ sục khí không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả xử lý COD. Hiệu quả xử lý COD ở cả 3 chế độ sục khí đạt trong khoảng 80 - 85% và khá ổn định. COD đầu ra hầu hết dao động khoảng 200 mg/L. Hiệu suất loại bỏ Nitơ ở chế độ 1 (sục khí - ngừng sục khí là 60 phút/90 phút) chỉ đạt khoảng 60 - 65%, chế độ 2 (sục khí - ngừng sục khí là 90 phút/90 phút) thời gian hiếu khí được tăng lên và hiệu suất loại bỏ N đạt cao hơn khoảng 65 - 70%. Hiệu suất xử lý N đạt cao nhất ở chế độ 3 (sục khí - ngừng sục khí là 110 phút/70 phút) đạt khoảng 75 - 80%. Các thí nghiệm nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của tải lượng COD, T-N hiệu suất xử lý nước thải cho thấy, tải lượng COD, T-N ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất xử lý T-N trong nước thải chăn nuôi lợn. Chế độ 2 (Q = 19,2 L/ngày, thời gian lưu là 2 ngày), tải lượng T-N duy trì trong khoảng 0,14 - 0,21 kg/m3/ngày, hiệu suất đã được nâng lên ở khoảng 70 - 80%. Đây chế độ thí nghiệm cho hiệu suất xử lý T-N cao nhất.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2011 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trung tâm Tin học và Thống kê.

2. Lê Văn Khoa, Nguyễn Văn Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (2002). Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Lê Công Nhất Phương (2009). Nghiên cứu ứng dụng nhóm vi khuẩn Anammox trong xử lý nước thải nuôi heo. Luận án Tiến sĩ khoa học, Viện Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại hoc Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

4. Vũ Đình Tôn, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Duy (2008). Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải bằng bể biogas của một số trang trại chăn nuôi lợn vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, số 6/2008.

5. Phùng Thị Vân, Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Giang Phúc Trịnh Quang (2005). Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất chăn nuôi. Tạp chí Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2021-04-07

Cách trích dẫn

Đặng , T. H. P. (2021). NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ SỤC KHÍ ĐẾN HIỆU QUẢ XỬ LÝ COD, NITO TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN SAU XỬ LÝ YẾM KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỌC SINH HỌC NGẬP NƯỚC . TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 2(2), 22–29. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2016/96

Số

Chuyên mục

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ