ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO CẢM NHẬN ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG MOBILE BANKING TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2023/977Từ khóa:
Ngân hàng di động Rủi ro cảm nhận Ý định sử dụng.Tóm tắt
Khi dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển, khách hàng bắt đầu đòi hỏi một hình thức trải nghiệm mới thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu thanh toán bất cứ lúc nào mà không cần sử dụng tiền mặt. Với sự tiến bộ của công nghệ - viễn thông, các ngân hàng thương mại liên tục phát triển Mobile Banking (dịch vụ ngân hàng di động) để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng Mobile Banking, khách hàng còn gặp phải các vấn đề về công nghệ và phi công nghệ. Trước sự gia tăng các loại tội phạm trên môi trường mạng, người dùng lại càng thận trọng và chưa hoàn toàn tin tưởng loại hình dịch vụ này. Chính vì những lý do trên, nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Mobile Banking dựa trên lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ và thuyết về rủi ro cảm nhận. Dữ liệu hợp lệ được tập hợp từ 512 người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm kiểm định mô hình đề xuất. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính để nhận diện sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc nhóm rủi ro cảm nhận (gồm: rủi ro riêng tư, rủi ro tài chính, rủi ro tâm lý, rủi ro thời gian, rủi ro hoạt động) đến cảm nhận tính hữu ích và ý định sử dụng Mobile Banking, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng cảm nhận tính hữu ích đến ý định sử dụng Mobile Banking. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số bình luận và kiến nghị được đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển của Mobile Banking.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1] Statista (2022b), Number of users of digital payments in Vietnam from 2017 to 2025, from<https://www.statista.com/forecasts/1228387/digital-payment-users-by-segment-vietnam>
[2] Le, X.C. (2021), ‘The diffusion of mobile QR-code payment: An empirical evaluation for a pandemic’, Asia-Pacific Journal of Business Administration, doi: https://doi.org/10.1108/APJBA-07-2021-0329
[3] Reepu, Rakhi Arora (2022). The Effect of Perceived Risk on Intention to Use Online Banking. Universal Journal of Accounting and Finance, 10(1), 62-71. DOI: 10.13189/ujaf.2022.100107.
[4] Ngo Duc Chien (2022), Factors affecting customers' decision to use mobile banking services at commercial banks in Da Nang city, Thai Nguyen University Journal of Science and Technology, 17(2022), (208-217)
[5] Ha Nam Khanh Giao, Tran Kim Chau, Factors affecting the decision to use smart banking services at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam- Saigon North Branch (BIDV BSG), Journal Banking Science & Training No. 220- September 2020
[6] Nguyen Thuong Lang, Impact of perceived risk and belief on the intention to use mobile money (Mobile Money) of Hanoi consumers, Economic and Forecast Journal No. 18, June 2021
[7] Davis, F.D., Bagozzi, R.P. and Warshaw, P.R. (1989), “User acceptance of computer technology: a comparison of two theoretical models”, Management Science, Vol. 35 No. 8, pp. 982-1003.
[8] Taylor, S., & Todd, P. A. (1995), ‘Understanding information technology usage: a test of competing models’, Information Systems Research, 6 (2), 144-176.
[9] Davis, F. D. (1985), ‘A technology acceptance model for empirically testing new end-user information systems: Theory and results’, Doctoral dissertation, Massachusetts Institute of Technology, USA.
[10] Bauer, R.A. (1960), ‘Consumer Behavior as Risk Taking’, in Dynamic Marketing for a Changing World, R. S. Hancock. (Eds.), American Marketing Association, Chicago, 389-398.
[11] Taylor, J.W. (1974), ‘The role of risk in consumer behavior’, Journal of Marketing, 38 (2), 54-60.
[12] Chen, C. (2013), ‘Perceived risk, usage frequency of mobile banking services’, Managing Service Quality, 23 (5), 410–436, DOI:10.1108/MSQ-10-2012-0137.
[13] Laforet, S. and Li, X. (2005), ‘Consumers’ attitudes towards online and mobile banking in China’, International Journal of Bank Marketing, 23 (5), 362–380, DOI:10.1108/02652320510629250.
[14] Lee, M-C. (2009), ‘Factors influencing the adoption of internet banking: an integration of TAM and TPB with perceived risk and perceived benefit’, Electronic Commerce Research and Applications, 8 (3), 130–141, DOI:10.1016/j.elerap.2008.11.006.
[15] Dasgupta, S., Paul, R. and Fuloria, S. (2011), ‘Factors affecting behavioral intentions towards mobile banking usage: empirical evidence from India’, Romanian Journal of Marketing, 3 (1), 6–28.
[16] Rogers, E. M. (1995). Diffusion of Innovations: modifications of a model for telecommunications. In Die diffusion von innovationen in der telekommunikation (pp. 25–38). Springer. DOI:10.1007/978-3-642-79868-9_2
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.