ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC KIỀM HOẠT TÍNH ĐẾN QUÁ TRÌNH NẢY MẦM VÀ TĂNG HÀM LƯỢNG ISOFLAVON CỦA HẠT ĐẬU NÀNH
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2024/1130Từ khóa:
đậu nành, mần đậu nành, nước kiềm hoạt tính, daidzeinTóm tắt
Nhằm đem lại lợi ích về mặt sức khỏe cho người tiêu dùng và kinh tế cho nhà sản xuất, chúng tôi đã nghiên cứu sử dụng nước kiềm hoạt tính trong quá trình ngâm ủ hạt đậu nành để rút ngắn thời gian nảy mầm và tăng hàm lượng isoflavon của hạt đậu nành. Đã xác định được tỷ lệ hidrat hóa, tỷ lệ nảy mầm, thời gian và nhiệt độ ngâm ủ hạt thích hợp, đã so sánh được chất lượng đậu nành nảy mầm khi sử dụng nước thường và nước kiềm hoạt tính. Kết quả thu được hạt ngâm trong nước hoạt tính đạt tỷ lệ hidrat hóa là 86,86% sớm hơn 1 giờ và đạt tỷ lệ nảy mầm là 80% sớm hơn 1 ngày so với hạt ngâm bằng nước thường ở cùng nhiệt độ. Khi ngâm hạt đậu nành bằng nước thường và nước hoạt tính ở 28°C trong 2h, sau đó ủ trong 3 ngày thu được hạt mầm đậu nành có hàm lượng daidzein tương ứng là 19,08 và 23,46 mg/100g.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
Chen L.J., Zhao X., Plummer S., Tang J., Games D.E (2005) Quantitative determination and structural characterization of isoflavones in nutritional supplements by liquid chromatography-mass spectrometry. J.Chromat. A, 1082:60-70.
Nguyen Hoai Chau, V.M.BKHIR, Ngo Quoc Buu. (2015). Electrochemical activation solution. Publishing House of Natural Science and Technology.
Hoang Minh Tan, Nguyen Quang Thach, Vu Quang Sang (2006), Plant Physiology, Hanoi Agricultural Publishing House.
Koh. S.P, Jamaluddin A., Mohd-Ali N. B., Mohd-Yusof N., H., Yeap S. K., Long K. (2012). Nutritive value between fermented and germinated soybean: ɣ aminobutyric acid, amino acids content and antioxidant
properties. Borneo Science 31, 143-150.
Liu ZT & Bi YL. (2006). Yield rise and potential
of Heilongjiang soybean production in the perspective of science and technology progress. Soybean Bull. 80, 1-3.
Meng Y., Chen F., Shuai H., Luo X., Ding J., Tang S., Xu S., Liu J., Liu W., Du J., Liu J., Yang F., Sun X., Yong T., Wang X., Feng Y., Shu K. & Yang W. (2016). Karrikins delay soybean seed germination by mediating abscisic acid and gibberellin biogenesis under shaded conditions. Sci Rep. 2016 Feb 23;6:22073.
Nguyen Van Mui. (2001). Practical Biochemistry. Hanoi Science and Technology Publishing House.
Ribeiro M.L.L., Mandarino J.M.G., Panizzi M.C.C., Oliveira M.C.N., Campo C.B.H., Nepomuceno A.L. (2007), “Isoflavone content and beta-glucosidase activity in soybean cultivars of different maturity groups”, J. Food
Compos. Anal., 20(1), pp. 19- 24.
Tran Van Dien. (2007), Handbook of Soybean. Agricultural Publishing House, Hanoi.
Vu Quang Sang, Pham Van Cuong, Nguyen Thi Nhan, Nguyen Van Phu, Mai Thi Tan, Nguyen Thi Kim Thanh. (2015), Applied plant physiology, Hanoi Agricultural Publishing House.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.