Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống dưa vàng Kim Cô Nương tại tỉnh Tuyên Quang
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/181Từ khóa:
DÆ°a Kim Cô NÆ°Æ¡ng; Tuyên Quang; đánh giá sinh trưởng và phát triển; hiệu quả kinh tTóm tắt
Ở nước ta, giống dưa Kim Cô Nương đã được áp dụng trồng trên đất trồng cây ngắn ngày tại một số tỉnh ở miền Bắc, đem lại hiệu quả cao hơn trồng lúa và các cây trồng khác. Dưa vàng Kim Cô Nương có tiềm năng phát triển tốt ở Tuyên Quang, tuy nhiên hiện nay người dân chưa biết đến và loại dưa này chưa được đưa vào sản xuất. Trên cơ sở đó, giống dưa Kim Cô Nương được nghiên cứu trồng thử nghiệm trên đất trồng lúa tại Trung tâm Thực nghiệm, thực hành và Chuyển giao Khoa học công nghệ, trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả bước đầu cho thấy cây sinh trưởng tốt, đem lại năng suất cao hơn khoảng 1,9-2,3 tạ, hiệu quả kinh tế cao hơn 61,4 triệu đồng/ha so với giống đối chứng là dưa lê Thanh Đường hiện đang trồng tại địa phương trên cùng một
đơn vị diện tích và thời gian.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Trần Thị Ba, Trần Thiện Thiên Trang, Võ Thị Bích Thủy, 2009, So sánh sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của 11 giống dưa lê trong nhà lưới vụ xuân hè 2007, Tạp chí Khoa học số 11, trang 330-338, Trường Đại học Cần Thơ.
2. Đoàn Xuân Cảnh, Nguyễn Đình Thiều, Nguyễn Thị Thanh Hà, 2016, Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống cà chua, dưa chuột, dưa thơm thích hợp trồng trong nhà lưới, nhà màn ở các tỉnh phía Bắc, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hội nghị quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ 2 "Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thích ứng với biến đổi khí hậu".
3. Đỗ Trung Hiếu, 2015, So sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
4. Vũ Văn Liết, Hoàng Đăng Dũng, 2012, Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống dưa lê nhập nội từ Trung Quốc tại Gia Lâm, Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 10, số 2, trang 238-243, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
5. Châu Đăng Sơn, Kỹ thuật trồng dưa lê Kim Cô Nương, Trung tâm Khuyến nông An Giang.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.