Sáng tác song ngữ Pháp - Hán: một hiện tượng độc đáo trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/213Từ khóa:
Sáng tác song ngữ Pháp – Hán, Nguyá»…n Trá»ng Hiệp, Äại Pháp quốc Pa-ri đô thà nh táºp vịnh, Chánh sứ Ä‘oà n sang Pháp, viết năm 1894, xuất bản năm 1897Tóm tắt
Sáng tác bằng song ngữ không phải là chuyện hiếm trong văn chương ở nước ta và trên thế giới. Riêng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, đã có nhiều tác giả sáng tác bằng chữ Hán rồi tự dịch sang chữ Nôm, hoặc ngược lại, hay xen kẽ Hán - Nôm. Nhưng sáng tác bằng chữ Hán rồi chuyển ngữ sang Pháp văn, rồi xuất bản thành tập, in theo công nghệ hiện đại là một trường hợp hiếm có, độc đáo, chưa từng thấy trước đó, mà Nguyễn Trọng Hiệp có thể là tác giả tiên phong của hiện tượng này. Bài viết này sẽ giới thiệu trường hợp vừa nêu qua tập thơ song ngữ Pháp - Hán “Đại Pháp quốc Pa-ri đô thành tập vịnh” của Nguyễn Trọng Hiệp sáng tác năm 1894 trong chuyến công cán nước Pháp với tư cách là Chánh sứ, và xuất bản năm 1897
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1.西查詩草, 京都印書堂, 文明殿大學士永忠子金江阮仲合著, 成泰甲午孟秋, Ký hiệu VHv 1411, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm;
2. 大法國玻璃都城集詠,“Paris capitale de la France - Recueil de vers” 文明殿大學士永忠子金江阮仲合著, Hanoi - Imprimerie Typo - Lithographque F. H. Schneider, 1897;
3. Quốc sử quán triều Nguyễn (2011), Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ Phụ biên, Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu, Nxb Văn hoá - Văn nghệ Tp. HCM;
4. Hội Sử học Hà Nội (1996), Nguyễn Trọng Hợp con người và sự nghiệp, Nxb Hà Nội;
5. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, mục Khoa mục chí, bd, Nxb Sử học, Hà Nội;
6. Trần Văn Giáp (chủ biên), Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Văn Phú, Tạ Phong Châu, Đỗ Thuận (1972), Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1, 1962; tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội;
7. Nguyễn Công Lý (2011), Giáo dục - Khoa cử và Quan chế ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc, Nxb ĐHQG TP. HCM;
8. Nguyễn Văn Mại (1960), Lô Giang tiểu sử, Bản Việt dịch của Nguyễn Hy Xước 1947, In ronéo tại Huế đầu những năm 1960;
9. Trần Nghĩa – François Gros (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam: thư mục đề yếu, Tập 3, Nxb KHXH, Hà Nội.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.