Nghiên cứu ứng dụng, sử dụng chế phẩm nấm ký sinh Metarhizium anisopliae phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa tại Tuyên Quang

Các tác giả

  • Phạm Thị Mai Trang Trường Đại học Tân Trào
  • Nguyễn Thị Hoài Anh Trường Đại học Tân Trào
  • Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Đại học Tân Trào

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2019/269

Từ khóa:

Nấm ký sinh Metarhizium sp; rầy nâu; rầy lưng trắng.

Tóm tắt

Rầy nâu, rầy lưng trắng (rầy) được coi là một trong những loài sâu hại chính trên cây lúa ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Rầy không những gây hại trực tiếp làm giảm năng suất và phẩm chất lúa, mà còn là môi giới truyền virus gây bệnh trên lúa. Do vậy để phòng trừ rầy người nông dân đã sử dụng rất nhiều loại thuốc hoá học (BVTV), tuy nhiên thuốc BVTV trừ rầy thường là thuốc có độc tính cao, chậm phân hủy có thể giữ tác dụng rất lâu trong sản phẩm. Để thay thế dần việc sử dụng thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp, gần đây các nhà khoa học đã nghiên cứu đã thành công việc sử dụng nấm Metarhizium anisopliae (M. anisopliae) trong phòng trừ sau hại nói chung và phòng trừ rầy hại lúa nói riêng. Kết quả thử nghiệm tại Tuyên Quang năm 2015, 2016 cho thấy: Chế phẩm M. anisopliae ở liều lượng 8 kg/ha có hiệu lực trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa, hiệu lực 10 ngày sau xử lý đạt từ  đến 61,68-65,16%, vừa không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của cây lúa, vừa không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. Cục BVTV: Báo cáo tổng kết công tác BVTV các tỉnh phía Bắc năm 2013,2014,2015 .

2. Nguyễn Thị Lộc, và cộng sự (2002), “Ảnh hưởng của nấm trắng và nấm xanh đối với một số thiên địch của sâu hại lúa”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 6-2002,

3. Nguyễn Thị Lộc và cộng sự (2002), Nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng hai chế phẩm sinh học để quản lý các loài sâu hại lúa, Viện lúa ĐBSCL,

4. Phạm Thị Thùy và cộng sự (1996), Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm nấm Beauveria và Metarhizium để phòng trừ một số sâu hại cây trồng (1991- 1995), Tuyển tập công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật, 1990- 1995. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

5. Nguyễn Ngọc Tú, Nguyễn Cửu Thị Hương Giang (1997), Bảo vệ cây trồng từ các chế phẩm từ vi nấm, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

6. Viện Bảo vệ thực vật (2001), Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh (vi khuẩn, vi nấm, virut) để sản xuất chế phẩm sinh học BVTV trong phòng trừ sâu hại cây trồng, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp nhà nước KHCN.02.07B giai đoạn 1996-2000.

7. Viện Bảo vệ thực vật đã nghiên cứu và phân lập nấm Metarhizium anisopliae ký sinh trên các loại sâu hại cây trồng như trên rầy nâu hại lúa, bọ cánh cứng hại dừa, bọ hung hại mía, châu chấu hại ngô, mía và mối đất hại cây trồng Năm 1996…

8. Hall F.R and Menn J.J (1999), Biopesticides- Use and delivery, Humana Press Inc

9. Milner (1994) Biological control of termites: results and experiences whinin a CSIRO project in australia. Biocontrol Science àn Technology

10. Mendoca A.F (1992), Mass production, application and fomulation of Metarhizium anisopliae for control of sugarcane froghopper, Biological control of locust and grasshopper.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2020-12-08

Cách trích dẫn

Pham Thị M. T., Nguyễn Thị H. A., & Nguyễn Thị T. H. (2020). Nghiên cứu ứng dụng, sử dụng chế phẩm nấm ký sinh Metarhizium anisopliae phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa tại Tuyên Quang . TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 5(12), 60–66. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2019/269

Số

Chuyên mục

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả