THÀNH PHẦN LOÀI ỐC CẠN (GASTROPODA: MOLLUSCA) XÃ BẢN THI VÀ XÃ XUÂN LẠC THUỘC KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2020/390Từ khóa:
á»c cạn, Chân bụng, Xuân Lạc, Bản Thi, Chợ Äồn, Bắc Kạn.Tóm tắt
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là một trong những khu vực núi đá vôi tiêu biểu của miền Bắc Việt Nam, có rừng tự nhiên ít tác động, địa hình hiểm trở, tạo điều kiện cho nhiều loài động thực vật sinh sống. Kết quả điều tra thành phần loài ốc cạn tại các xã ở Xuân Lạc và Bản Thi thuộc Khu bảo tồn sinh cảnh Nam Xuân Lạc đã xác định được 49 loài, thuộc 34 giống, 12 họ, 4 bộ, 3 phân lớp. Trong đó, phân lớp Heterobranchia đa dạng nhất với 34 loài (chiếm 69,39%); Bộ Stylommatophora có thành phần loài đa dạng nhất, với 33 loài (chiếm 67,35%); họ Camaenidae có số loài nhiều nhất, với 16 loài (chiếm 32,65%). Thành phần loài ốc cạn trong khu vực nghiên cứu có phân loại khá phong phú, phù hợp với đặc điểm chung của khu hệ ốc cạn ở miền núi phía Bắc Việt Nam, Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Độ đa dạng của ốc cạn khá cao, với chỉ số Shannon H '' = 3,5. Kết quả nghiên cứu cũng xác định được 7 loài có giá trị kinh tế. Những loài này được người dân địa phương sử dụng làm thực phẩm. Hoạt động khai thác diễn ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Với hoạt động khai thác mạnh như hiện nay, nguồn lợi ốc cạn sẽ ngày càng cạn kiệt, một số loài có thể bị đe dọa.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Report on planning for conservation and sustainable development of Nam Xuan Lac Species and Habitat conservation, Cho Don district, Bac Kan province for the period 2013-2020. Forest Protection Department, Department of Agriculture and Rural Development of Bac Kan Province (2013).
2. Do Van Nhuong, Hoang Ngoc Khac, Khong Thuy Anh (2010), Initial data on snail (Gastropoda) in village Du, Xuan Son National Park, Phu Tho province. Journal of Biology, 32 (1): p. 13-16.
3. Do Van Nhuong, Nguyen Thi Lan Phuong, Hoang Ngoc Khac (2011). Initial data on snail (Gastropoda) in Quyet Thang commune, Lang Son province. National Scientific Conference on Ecology and Biological Resources, the IV: p. 797-800.
4. Vu Tien Thinh (2013). Composition of rare and precious fauna species in Nam Xuan Lac species and habitat reserve, Bac Kan province.The 5th National Scientific Conference on Ecology and Biological Resources: p. 735-740.
5. Tran Thanh Tung (2019). Diversity of amphibians and reptiles in Nam Xuan Lac Species and Habitat Conservation Area, Cho Don District, Bac Kan Province. Journal of Science and Technology, Thai Nguyen University, vol.207 (14): P. 73-78.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.