THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CUA (BRACHYURA) TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HOÁ
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2021/564Từ khóa:
Thà nh phần loà i, phân bố, cua, rừng ngáºp mặn, Háºu Lá»™c, Thanh HoáTóm tắt
Nghiên cứu về thành phần loài cua trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc được thực hiện vào 12/2020 tại 19 điểm đại diện cho các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 26 loài giáp xác thuộc phân bộ cua trong khu vực HST RNM huyện Hậu Lộc. Các loài trong đó thuộc 19 giống, 8 họ. Họ có nhiều loài nhất là họ cáy rừng Sesarmidae với 7 loài thuộc 6 giống, tiếp đến họ dã tràng Dotillidae và họ cua rạm Varunidae đều có 5 loài thuộc 4 giống. Các họ còn lại đều có 1 giống (từ 1-3 loài). Các họ Sesarmidae, Dotillidae và Varunidae đều là các họ đặc trưng, điển hình cho các HST RNM ven biển ở Việt Nam. Đã ghi nhận mới sự có mặt của loài Cáy đỏ (Neosarmatium smithi), Cáy maipo (Perisesarma maipoense), cáy tròn (Sarmatium germaini), cáy lông (Chiromantes dehaani), ... Các loài gặp ở đây chủ yếu đều là những loài phân bố rộng như Perisesarma bidens, Parasesarma plicatum, Metaplax elegans, Metaplax longipes, Macrophthalmus tomemtosus,… Tại các bãi trống ngoài RNM về phía biển chủ yếu gặp các loài mày mạy (Metaplax elegans), sà sạ (Macrophthalmus tomemtosus), các loài trong họ dã tràng (Dotillidae) như cua lính, dã tràng lớn, dã tràng nâu, vái trời; Sinh cảnh rừng thấp mới trồng, cây thưa bắt gặp một số loài như Metaplax elegans,…; Trong RNM gặp chủ yếu là các loài cáy Perisesarma bidens, Parasesarma plicatum,...; Sinh cảnh rừng trồng lâu năm, nền đáy cao hơn, độ che phủ lớn hơn thường xuất hiện các loài có kích thước lớn như cáy đỏ (Neosarmatium smithi), cáy tròn (Sarmatium germaini),…; Sinh cảnh bãi cao ven rừng ngập mặn thường xuất hiện các loài cua đào hang sâu trên nền đất cứng như cù kỳ (Helice latimera), Perisesarma maipoense, Chiromantes dehaani, Uca arcuata,…
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1] Crane, J. (1975). Fiddler crabs of ther world. Ocypodidae: genus Uca. Princeton University press, New Jesey, 537-631.
[2] Cuc, N.T.K., Hien, H.T. (2020). Community-based mangrove rehabilitation and management in Hau Loc district, Thanh Hoa province. Journal of Irrigation and Environmental Science, 69:43-49, Vietnam.
[3] Dai, A., Yang, S.L. (1991). Crabs of the China seas. China Ocean Press Beijing, 118-558.
[4] Khac, H.N., Hung, N.D., Ha, B.T.T., Thien, N.T. (2010). Preliminary assessment of some groups of large crustaceans (Malacostraca) and molluscs (Mollusca) in the Len river and coastal tidal flats Hau Loc district, Thanh Hoa province. Science Journal of Vietnam National University, Hanoi, Natural Science and Technology, 26(2S):152-158, Vietnam.
[5] Nhuong, D.V., Khac, H.N. (2001). Biodiversity of benthic fauna in coastal mangroves of Thai Binh - Nam Dinh. Scientific seminar “ Scientific conference on Biodiversity, economy - society and propaganda and education in coastal areas for mangrove restoration in Thai Binh and Nam Dinhh”, 11-28, Vietnam.
[6] Nhuong, D.V., Khac, H.N. (2004). Preliminary data on crab species in the Red River estuary mangroves. Journal of Biology, 24(4):13-19, Vietnam.
[7] Pestana, D.F., Pülmanns, N., Nordhaus, I., et al. (2017). The influence of crab burrows on sediment salinity during the dry season in a Rhizophora- dominated mangrove forest in North Brazil. Hydrobiologia, 803: 295 – 305.
[8] Peter, K.L.Ng. (1998). Crabs. The living Marine Resources of the Western Central Pacific. Food and Agriculture Organization of the United Nations. Rome, 2:1045-1155.
[9] Sakai, T. (1937). Studies on the crabs of Japan, 611-174.
[10] Sasekuma, A. (1984). Methods for the study of mangrove fauna. The mangrove ecosystem: Research methods. Unesco, 145-159.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.