HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, CHỐNG OXI HÓA CỦA CÂY GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM) TẠI NA HANG, TUYÊN QUANG
Từ khóa:
GCL, giảo cổ lam, Gynostemma pentaphyllum, Na Hang, Tuyên Quang.Tóm tắt
Cây giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) thuộc cây thân thảo, lâu năm thuộc chi Gynostemma. Giảo cổ lam đã được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh khác nhau, như tác dụng chống ung thư, điều chế miễn dịch, ức chế di chuyển tế bào, điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột, bắt giữ chu kỳ tế bào, chống xơ vữa động mạch, điều hòa lipid, chống béo phì, tăng lipid máu, bệnh Alzheimer, Chống bệnh Parkinson, bảo vệ gan, hạ đường huyết…. Trong nghiên cứu này hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được tiến hành theo phương pháp của Vander Bergher và Vlietlinck (1991) và McKane & Kandel (1996) trên 96 giếng; hoạt tính chống oxi hóa bằng bằng phương pháp loại bỏ gốc tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Kết quả cho thấy: Cao chiết tổng (GPN) kháng 4 chủng vi sinh vật bao gồm E.coli, P.aeruginosa, S.aureus và C.albicans; cao ethyl acetate (PGE) kháng 5 chủng vi khuẩn và vi nấm (E.coli, P.aeruginosa, S.aureus, A.niger, C.albicans); Cao n-hexan kháng 3 chủng vi sinh vật kiểm định gồm P.aeruginosa , B.subtillis và F.oxysporum; cao nước (PGW) hoạt tính yếu chỉ kháng vi khuẩn S.aureus. Kết quả cho thấy chiết xuất Gynostemma pentaphyllum có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Từ kết quả trên cho thấy rằng có thể sử dụng cây giảo cổ lam ở Na Hang, Tuyên Quang làm các sản phẩm, thực phẩm chống oxi hóa, chống lão hóa.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.