Nghiên cứu ảnh hưởng của con người đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang

Các tác giả

  • Đỗ công Ba

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2020/347

Từ khóa:

Khu di tích; khai thác; đa dạng; Tân Trào; tỉnh Tuyên Quang

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang đã cho thấy những hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng ở đây đã làm suy giảm mạnh tính đa dạng của các nhóm loài thực vật rừng. Nhóm cây làm thuốc có 470 loài, trong đó 10 loài bị khai thác với tần suất lớn gồm Ba kích, Củ dòm, Hà thủ ô đỏ, Lá khôi, Tắc kè đá…; nhóm cây ăn được có 142 loài cũng thường xuyên bị thu hái, tận diệt như Rau sắng, Rau dớn, các loại quả Trám đen, Trám trắng, các loại măng như Vầu, Nứa, Giang; nhóm cây làm cảnh có 99 loài gồm Lộc vừng, Đa, Sanh, Trúc vuông…; nhóm cây cho tinh dầu có 69 loài, chiếm 9,5% tổng số loài thực vật đã điều tra được ở khu vực nghiên cứu. Một số loài thường gặp như: Hoa Giẻ Thơm (Desmos chinensis), Ké đầu ngựa (Xanthiuminae quilaterum), Màng tang (Litsea cubeba), Bồ hòn (Sapindus saponaria)..... Do việc khai thác quá mức trong thời gian dài trước đây của con người đến thành phần loài, cấu trúc phân tầng của rừng tự nhiên mà hiện nay ở Khu di tích có nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau. Các kiểu thảm thực vật này có sự khác nhau rõ rệt giữa rừng tự nhiên được bảo vệ và rừng tái sinh bị khai thác kiệ

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

Ban Quản lý Khu di tích (2013), Hồ sơ quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi, và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025, tỉnh Tuyên Quang.

Brummitt RK (1992), Vascular plant families and genera, Royal Botanic Gardens, Kew.

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số 2543/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025, Hà Nội, 2013.

Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, năm 2016, 2017.

Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội

Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 2, tập 3), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Phạm Hoàng Hộ (1999, 2003, 2000), Cây cỏ Việt Nam (quyển I, II, III), Nxb Trẻ, Tp HCM.

Raunkiaer C., Plant life forms, Claredon, Oxford, 1934.

Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới.

Triệu Văn Hùng (chủ biên) (2007), Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, Nxb Bản đồ, Hà Nội.

Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam (tập 1, 2), Nxb. Y học, Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2021-04-16

Cách trích dẫn

Đỗ Công, B. (2021). Nghiên cứu ảnh hưởng của con người đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 6(15), 21–28. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2020/347

Số

Chuyên mục

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ