NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CHỦNG VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SỢI TỪ CÂY GAI XANH (Boehmeria nivea tenacissima (L.) Gaud.)

Các tác giả

  • Dư Ngọc Thành Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Vũ Kiều Hạnh Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/757

Từ khóa:

Cây gai xanh (Rami), Chế phẩm sinh học, Phân giải xenluloza

Tóm tắt

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây gai nổi lên như một đối tượng sáng giá để nhiều địa phương lựa chọn thay cho các cây trồng khác kém hiệu quả. Diện tích cây gai xanh lấy sợi của Việt Nam đã trên 1000 ha (2018). Sau khi lấy vỏ làm sợi, một lượng lớn bã thải thân lá cây gai được thải ra ngoài môi trường. Các chất thải hữu cơ sau một thời gian để ngoài tự nhiên nó bị phân hủy sinh học gây ra mùi hôi, thối môi trường xung quanh. Việc tạo ra một chế phẩm vi sinh chuyên để xử lý bã thải cây gai làm sạch môi trường là cần thiết. Để giải quyết vấn đề đó, đề tài đã nghiên cứu thu thập, phân lập và tuyển chọn được những chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xenluloza và lignin thành phần chính trong thân lá cây gai. Kết quả đã chọn được 4 chủng vi sinh vật có hoạt tính phân giải xenluloza và lignin cao để sản xuất chế phẩm sinh học phân giải bã thải cây gai xanh và có khả năng tổ hợp tốt là các chủng xạ khuẩn RR04, BG05, BG08, vi khuẩn RR05. Nghiên cứu cũng đã lựa chọn được môi trường lên men thích hợp nhất là MT2 để các chủng vi sinh vật có được hoạt tính sinh học xử lý bã thải cây gai tốt nhất.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

[1] Tạ Thị Chinh, Tạ Kim Chỉnh, Nguyễn Thị tâm, Hoàng Như Thục (2012), “Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản sản phẩm từ cây gai xanh”, NXB Nông Nghiệp.

[2] Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn quốc gia, TCVN 8741:2011, vi sinh vật nông nghiệp- Phương pháp bảo quản ngắn hạn

[3] Lê Huy Chính (2001). Vi sinh Y học. Nhà xuất bản Y học.

[4] Connie R., Mahon M.S., Giorge Manuselis J.R., W.B Saunder Company.1995.

Diagnostic Microbiology.

[5] Howard L., Ypdyke, Elaine L, Jame O. American Public Health Association, Inc, New York, 1970. Diagnostic Procudures for Bacterial, Mycotic, and parasitic infections, 5th. Bodily.

[6] Williams and Wilkins. Co (1986). Bergey- Manual of sustematic bacteriology

[7] Mocchau.sonla.gov.vn/.../4354, (2018), Triển vọng phát triển cây gai xanh tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La

[8] nongnghieptre.com/ (2018), “Kỹ thuật trồng cây gai xanh (cây gai rami)” – Nông nghiệp trẻ

[9] https://tailieu.vn › Nông - Lâm - Ngư › Nông nghiệp (2018), Tài liệu Cây Gai Xanh chọn lọc - tailieuVN

[10] https://nongnghiep.vn › Khuyến nông › Trồng trọt (2018), Quảng Ngãi: Trồng thử nghiệm cây gai xanh - Báo Nông nghiệp

[11] elib.dostquangtri.gov.vn (2018), Nghiên cứu phát triển cây gai xanh - Hệ thống cơ sở dữ liệu Khoa học

Tải xuống

Đã Xuất bản

2022-07-12

Cách trích dẫn

Dư Ngọc, T., & Vũ Kiều, H. (2022). NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CHỦNG VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SỢI TỪ CÂY GAI XANH (Boehmeria nivea tenacissima (L.) Gaud.) . TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 8(2). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/757

Số

Chuyên mục

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ