SỬ DỤNG CÁC TIỂU KĨ NĂNG ĐỂ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG ĐỌC HIỂU ĐỘC LẬP CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/833Từ khóa:
Các tiểu kỹ năng, sinh viên không chuyên năm nhất, khả năng, đọc hiểu độ lập.Tóm tắt
Dựa trên quan điểm giáo dục hiện nay, mục tiêu chính của việc học tiếng Anh là hình thành và phát triển những kiến thức kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết giúp sinh viên tiếp tục học lên hoặc có thể ứng dụng vào trong cuộc sống lao động (Đặng Thị Lan (2009), [1]. Vì vậy, các sách tiếng Anh mới đều được biên soạn theo chương trình giáo dục hiện nay, dựa theo tiêu chí đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của sinh viên, chú trọng phát triển cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong mỗi bài học.
Tuy nhiên, qua giảng dạy thực tiễn cho thấy khả năng đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên năm nhất còn nhiều hạn chế chưa chủ động nắm bắt được thông tin chính của bài đọc, chưa hiểu hết hàm ý của bài đọc dẫn đến việc sinh viên học kĩ năng đọc hiểu chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, trong các tiết dạy đọc hiểu giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi chưa hoàn toàn làm chủ được các thủ thuật dạy đọc hiểu. Trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn sẽ phần nào giúp sinh viên khắc phục những khó khăn thường gặp để thực hành kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh có hiệu quả hơn như đọc hiểu văn bản và làm các bài tập đọc hiểu đạt kết quả cao... Từ đó, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1] Lan, D.T. (2009), evel of adaptability to the study of some general subjects and reading comprehension of foreign languages of students at the University of Foreign Languages - Vietnam National University, Hanoi, PhD Thesis in Psychology, Hanoi National University of Education.
[2] Martha J. Maxwel (1972). Skimming and Scanning improvement: The needs, asuptions and knowledge base. Journal of Reading Behavior 1972-73 * Vol. 5, No. 1, Winter.
[3] Abdul (2019) The use of Skimming and scanning techniques in reading comprehension for toefl. Faculty of education and teacher training ar-rainy state Islamic university Darussalam-Bandaaceh.
[4] Anderson, R.C. (1996) “Research foundations to support wide reading” in Promoting Reading in Developing Countries Press, Newark: International Reading Association.
[5] Anderson, R.C. and Pearson, P.D. (1984), A Schema-Theoretic View of Basic Processes in Reading Comprehension, in Carrell, P.L., Devine, J. and Eskey, D.E (1988) Interactive Approaches to Second Language Reading. Cambridge University Press.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.