ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ RADON(222Rn) VÀ RADIUM(226Ra) TRONG NƯỚC KHU VỰC HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2023/844Tóm tắt
Radon (222Rn) và radium (226Ra) là các nguồn bức xạ tự nhiên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Trong công trình này, chúng tôi khảo sát nồng độ khí phóng xạ radon và radium trong nước sinh hoạt gồm: 20 mẫu nước sạch do nhà máy nước cung cấp, 30 mẫu nước giếng qua xử lý sơ bộ và 30 mẫu nước giếng khoan của các hộ dân tại các hộ dân thuộc khu vực huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Nồng độ khí radon và radium được xác định bằng thiết bị đo chuyên dụng RAD-7. Kết quả cho thấy nồng độ radon và radium thay đổi tùy thuộc vào nguồn nước khảo sát. Trong nước sạch do nhà máy nước cung cấp nồng độ radon có giá trị 0,05 ¸ 1,08 Bq/l, trung bình 0,39 Bq/l; nước giếng qua xử lý sơ bộ có giá trị 0,09 ¸ 4,67 Bq/l, trung bình 2,25 Bq/l và nước giếng khoan có giá trị 1,72 ¸ 8,93 Bq/l, trung bình 3,45 Bq/l, các giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) là 11,1 Bq/l. Nồng độ radium trong nước sạch có giá trị 0,061 ¸ 0,173 Bq/l, trung bình 0,097 Bq/l; nước giếng qua xử lý sơ bộ 0,081 ¸ 0,238 Bq/l, trung bình 0,128 Bq/l và nước giếng khoan có giá trị 0,091 ¸ 0,665 Bq/l, trung bình 0,182 Bq/l, có 17 mẫu nước giếng khoan và 12 mẫu nước giếng qua xử lý có nồng độ radium (226Ra) vượt quá giới hạn cho phép của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) là 0,185Bq/l.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1] P.Vesterbacka (2005). 238U-series radionuclides in Finnish Groundwater - based drinking water and effective doses. Univ Hels Hels.
[2] Friedmann H., Baumgartner A., Bernreiter M., et al. (2017). Indoor radon, geogenic radon surrogates and geology – Investigations on their correlation. J Environ Radioact, 166, 382–389.
[3] Monika Kusyk and Kalina Mamont-Ciesla (2002). Radon levels in household waters in southern Poland. NUKLEONIKA, 47(2), 65–68.
[4] Ongori J.N., Lindsay R., and Mvelase M.J. (2015). Radon transfer velocity at the water-air interface. Appl Radiat Isot, 105, 144-149.
[5] Nisar Ahmad, Javed Rehman, Jalil ur Rehman, et al. (2019). Assessments of 226Ra and 222Rn concentration in well and tap water from Sik, Malaysia, and consequent dose estimates. Human and Ecological Risk Assessment.
[6] Statistical Yearbook of Hanoi City (2019). General Statistics Office, Hanoi Statistical Office, 2019.
[7] Billerica (2009). RAD7 radon detector, User manual. .
[8] Billerica (2009). RAD H2O User Manual, User manual. .
[9] Tam. P.T.M. (2011). Determination of radon concentration in some bottled water samples in the Vietnam market, Master Thesis.
[10] Natasa Todorovic, Jovana Nikolov, Sofija Forkapic, et al. Public exposure to radon in drinking water in SERBIA.
[11] D.C. Nita, M. Moldovan, T. Sferle, et al. (2012). Radon concentration in water and indoor air in north–west regions of Romania. Rom Journ Phys, 58.
[12] Ali N., Khan E.U., Akhter P., et al. (2010). Estimation of mean annual effective dose through radon concentration in the water and indoor air of Islamabad and Murree. Radiat Prot Dosimetry, 141(2), 183–191.
[13] the United States Environmental Protection Agency – Washington, DC (2003). EPA Assessment of Risks from Radon in Homes EPA 402-R-03-003. Office of Radiation and Indoor Air.
[14] U.S. Environmental Protection Agency (2012). Report to Congress: Radon in Drinking Water Regulations, Office of Water. .
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.