Thế giới loài vật trong truyện viết cho thiếu nhi của một số nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/124Từ khóa:
Văn há»c dân tá»™c thiểu số; Văn há»c thiếu nhi; Giáo dục trẻ em; Thế giá»›i loà i váºt.Tóm tắt
Bài viết đề cập đến đóng góp của một số tác giả dân tộc thiểu số cho mảng văn học thiếu nhi khi viết về thế giới loài vật gần gũi với trẻ em miền núi. Các nhà văn dân tộc thiểu số đã mang vào trong trang văn viết cho thiếu nhi của mình những nét tiêu biểu nhất của cảnh sắc và con người miền núi, đặc biệt là thế giới loài vật vô cùng gần gũi, đáng yêu. Trong truyện viết cho thiếu nhi của một số tác giả tiêu biểu như: Mã A Lềnh, Vi Hồng, Đoàn Lư..., độc giả nhỏ tuổi tìm thấy cho mình những bài học bổ ích, sâu sắc về tình yêu loài vật, con người, tình yêu lao động và những trải nghiệm thú vị với những kỉ niệm khó quên. Đó cũng là những bài học giáo dục cho các em về lẽ phải và cách làm người sâu sắc, ý nghĩa. Đây có thể coi là nguồn tài liệu phong phú, đa dạng cho các cấp Tiểu học và Mầm non ở các địa phương miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tư liệu này chưa được chú trọng để đưa vào tiếp nhận trong các nhà trường phổ thông.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Vi Hồng, Thách đố, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1995;
2. Hà Lâm Kỳ, Văn xuôi Hà Lâm Kỳ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2014;
3. Mã A Lềnh, Dấu chân trên đường, (tập truyện), Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1996;
4. Mã A Lềnh, Làng mình, (tập truyện), Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2008;
5. Lã Thị Bắc Lý, bài: Văn học thiếu nhi Việt Nam từ thời kì đổi mới, in trong cuốn: Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, 2006;
6. Đoàn Lư, Ly Kì xuyên sơn, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2013;
7. Đoàn Lư, Tướng cướp hoàn lương (tập truyện), Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1997;
8. Đoàn Lư, Quái cẩu Pi - tơ - chun, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1999;
9. Lâm Tiến, Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2011.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.