Ảnh hưởng của văn hóa Kinh, Hán tới thi pháp lời thơ nghệ thuật của dân ca trữ tình sinh hoạt Tày
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/201Từ khóa:
Ảnh hưởng, ngôn ngữ, văn hóa, dân ca trữ tình sinh hoạt, ngÆ°á»i Kinh, ngÆ°á»i Hán, ngÆ°á»i Tà y.Tóm tắt
Do quá trình giao lưu văn hóa Kinh, Hán, Tày, văn hóa Kinh, Hán có tác động lớn tới thi pháp lời thơ nghệ thuật của dân ca trữ tình sinh hoạt Tày trên ba phương diện: Ngôn ngữ, điển tích, thể thơ. Đó là sự đan xen của ngôn ngữ Tày với ngôn ngữ Việt, phần nhiều là từ Hán – Việt trong lời thơ nghệ thuật. Từ đó dẫn đến việc sử dụng nhiều các điển tích có nguồn gốc Hán tộc và Việt tộc. Thể thơ chủ đạo trong dân ca trữ tình sinh hoạt Tày là thể thất ngôn với hai kiểu là thất thất lưu thủy và thất ngôn tứ tuyệt. Những đặc điểm này khiến cho dân ca trữ tình sinh hoạt Tày mang tính bác học, trí tuệ, gần gũi hơn với văn học thành văn của người Kinh, Hán. Tuy thế, trong quá trình tiếp thu, người Tày đã biến cải phần nào những yếu tố ảnh hưởng cho phù hợp với đặc điểm tâm lí tộc người. Điều đó khiến cho phần lời của dân ca trữ tình sinh hoạt Tày mang vẻ đẹp vừa công phu, kiểu cách, lại vừa tự nhiên, bình dị.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Triều Ân (chủ biên) (2014), Thành ngữ - Tục ngữ - Ca dao dân tộc Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;
2. Phương Bằng (sưu tầm, phiên âm chữ Nôm và dịch) (2012), Phong slư, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;
3. Hoàng Thị Cấp (sưu tầm và dịch) (1994), Chồm bjoóc mạ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;
4. Nhiều tác giả (1970), Rọi (Vốn cổ văn học dân tộc Tày – Nùng), Nxb Dân tộc Việt Bắc;
5. Nhiều tác giả (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;
6. Hoàng Văn Páo (chủ biên) (2012), Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;
7.Lục Văn Pảo (sưu tầm, phiên âm và dịch) (1991), Lượn cọi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;
8. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (2002), Tổng tập Văn học dân gian người Việt, tập 15 – Ca dao, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội;
9. Viện Nghiên cứu văn hóa (2007), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 18 – Dân ca, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội;
10. Viện Nghiên cứu văn hóa (2007), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc, Tập 19 – Dân ca, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.