NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THUỶ PHÂN TỪNG PHẦN TRỨNG CẦU GAI ĐEN DIADEMA SETOSUM BẰNG ENZYME ALCALASE CÔNG NGHIỆP
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2020/334Từ khóa:
Cầu gai, nghiên cứu, thá»§y phân, dinh dưỡng, alcalaseTóm tắt
Cầu gai là lớp có giá trị kinh tế cao thuộc động vật ngành Da gai ở Việt Nam còn ít được chú ý đến. Trứng Cầu gai đã được biết đến từ lâu trong y học dân tộc như là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị dược học cao. Việc thuỷ phân protein bằng enzyme thực sự là một phương pháp chế biến hiệu quả trong ngành công nghiệp thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm. Thuỷ phân có tác dụng phá vỡ các liên kết peptide để chuyển protein mạch dài thành những oligopeptide, peptide mạch ngắn và amino acid tự do tạo điều kiện cho cơ thể dễ hấp thụ. Nghiên cứu lựa chọn được các thông số cho quá trình thuỷ phân trứng Cầu gai đen Diadema setosum như sau: Nhiệt độ thuỷ phân 45 - 50oC; tỉ lệ nguyên liệu/nước là 1/1; Tỉ lệ enzyme alcalase bổ sung là 1%; Thời gian thuỷ phân là 7,5h.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Châu Văn Minh, Đề án nghiên cứu trọng điểm - Nghiên cứu tiềm năng về dược liệu biển Vùng Đông Bắc Việt Nam, giai đoạn 2013 - 2015.
2. Châu Văn Minh, Nguyên Xuân Cường, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Phương Thảo, Trần Hồng Quang, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Hùng, PhamVăn Kiệm (2012), “Điểm lại các nghiên cứu hoá học và hoạt tính sinh học một số loài sinh vật biển Việt Nam trong giai đoạn 2006-2012”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ.
3. Châu Văn Minh, Phan Văn Kiệm, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Hoài Nam, Phạm Văn Cường (2012), Dược liệu biển, thực trạng và cơ hội phát triển, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
4. Đề tài nghiên cứu cấp Viện, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nghiên cứu tách chiết và sử dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học từ nguồn động vật vật lớp da gai ở vùng biển Việt Nam 2003 - 2004.
5. Nguyễn Thị Vĩnh, Nguyễn Tài Lương, Đoàn Việt Bình và cộng sự, 1995: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của ba loài Hải sâm (Holothuroidea) vùng biển Nha Trang và chế biến dịch chiết Hải sâm bằng kỹ thuật enzyme. Tạp chí Sinh học. 17 (2): 98-101.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép

Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.